Pháp: Kỳ vọng vào bước đột phá của chiến lược an ninh mạng trị giá 1 tỷ euro
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã đề xuất về một chiến lược an ninh mạng nhằm đối phó với các mối đe dọa có thể xảy ra trong tương lai.
Theo kế hoạch, chiến lược an ninh mạng của Pháp lần này dự tính một khoản tài chính lên tới 1 tỷ euro (tương đương khoảng 1,2 tỷ USD), trong đó khoảng 515 triệu euro được lấy từ ngân sách nhà nước và phần còn lại từ khu vực tư nhân.
Mục tiêu chính của chiến lược an ninh mạng của Pháp là cấu trúc và củng cố lại hệ sinh thái không gian mạng nhằm cho phép các tổ chức quốc gia tự trang bị các giải pháp nội địa trong bối cảnh gia tăng hàng loạt mối đe dọa tấn công mạng trên quy mô toàn cầu. Hiện các tổ chức nước ngoài đang chiếm tới 40% thị trường giải pháp an ninh mạng tại Pháp.
Theo đánh giá của giới chuyên gia công nghệ Pháp, chiến lược an ninh mạng mà Tổng thống Macron nhắm tới thực chất là một "chiến lược hệ sinh thái" dựa trên năm trụ cột chủ đạo.
Cụ thể là tập trung hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, đầu tư vào các chương trình khởi nghiệp, đào tạo kỹ năng, hỗ trợ trang bị cho các khu vực công các giải pháp an ninh mạng và khuyến khích sự hợp tác trong ngành công nghệ thông tin.
Về chi tiết, các hoạt động liên quan đến nghiên cứu được ưu tiên hàng đầu. Chính phủ Pháp sẽ dành 500 triệu euro cho hoạt động nghiên cứu, trong đó 300 triệu euro từ ngân sách nhà nước (thông qua kế hoạch Phục hồi và Chương trình đầu tư tương lai giai đoạn 2021-2025 (PIA4)) và 200 triệu euro từ khu vực tư nhân.
Đối tượng nhận được khoản ngân sách này tập trung vào các phòng thí nghiệm nghiên cứu và đặc biệt là các phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ số quốc gia (INRIA), Ủy ban năng lượng nguyên tử và năng lượng thay thế (CEA) và Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS). Số tiền này sẽ được sử dụng để phát triển nghiên cứu cơ bản và phát triển các công nghệ an ninh mạng mới.
Bên cạnh đó, Chính phủ Pháp tài trợ cho các dự án hợp tác công tư nhằm tạo ra giải pháp phù hợp đảm bảo an ninh cho các dự án liên kết, một thách thức lớn trong thập kỷ tới, hoặc các giải pháp được thiết kế cho các nhu cầu đặc thù của các lĩnh vực quan trọng như vận tải.
Đồng thời, khoản tiền này cũng có thể giúp cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của các công ty tư nhân, như công ty khởi nghiệp Oodrive của Pháp, hay dự án trình duyệt ảo để truy cập Internet.
Chiến lược an ninh mạng của Pháp cũng ưu tiên cho các công ty khởi nghiệp, trong đó 200 triệu euro sẽ được đầu tư vào vốn chủ sở hữu trong lĩnh vực an ninh mạng trong thời hạn 5 năm. Mục tiêu đặt ra của gói đầu tư này là khuyến khích chuyển giao công nghệ từ nghiên cứu trong khu vực tư nhân và cung cấp cho các công ty Pháp các giải pháp nội địa.
Do hệ sinh thái của các công ty khởi nghiệp không gian mạng hiện còn rất nhỏ, và không công ty nào trong số 10 công ty khởi nghiệp hàng đầu của Pháp phát triển trong lĩnh vực này.
Hầu hết các công ty công nghệ thông tin Pháp đều gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển, thậm chí một số còn bị các đối tác nước ngoài thâu tóm. Điển hình là vụ công ty Tenable và Datalog của Mỹ vừa mới mua lại hai công ty khởi nghiệp lớn của Pháp trong lĩnh vực an ninh mạng là Alsid và Sqreen.
Chiến lược an ninh mạng của Pháp cũng có kế hoạch đầu tư 176 triệu euro trong 5 năm để "hỗ trợ nhu cầu" cho các giải pháp không gian mạng. Đối tượng được ưu tiên trong khoản đầu tư này là các tổ chức công, đơn vị thuộc nhà nước, các hợp tác xã, trong đó có các bệnh viện.
Cuối cùng, chiến lượng an ninh mạng của Pháp sẽ tập trung cho công tác đào tạo nhằm phát triển các kỹ năng mạng, một vấn đề được đánh giá là đang thiếu hụt. Chính phủ Pháp sẽ dành khoảng 75 triệu euro để xây dựng một trung tâm khởi nghiệp không gian mạng “Cyber - Station-F’’.
Theo kế hoạch, trung tâm này sẽ khởi công trong năm 2021 với tổng diện tích khoảng 20.000 m2 tại trung tâm La-Défence, ngoại ô Paris.
Đây là mô hình giống với trung tâm khởi nghiệp sáng tạo Station-F, dự kiến sẽ thu hút được khoảng 1.000 chuyên gia công nghệ thông tin của các công ty khởi nghiệp và các tập đoàn lớn. Nơi này cũng sẽ là nơi tổ chức các sự kiện nhằm phát triển hệ sinh thái an ninh mạng.
Đánh giá về các mối đe dọa an ninh mạng của Pháp thời gian qua, giới chuyên gia công nghệ thông tin nước này cho rằng trong năm 2020, các cuộc tấn công mạng tăng gấp 4 lần.
Nguyên nhân của tình trạng này không phải do quá trình thúc đẩy nhanh việc triển khai công nghệ kỹ thuật số trong bối cảnh khủng hoảng COVID-19, mà bởi tội phạm mạng đang công nghiệp hóa các cuộc tấn công khi bán các bộ “chìa khóa trao tay’’ cho những kẻ tội phạm khác.
Còn theo nhận định của Cơ quan an ninh hệ thống thông tin Pháp (Anssi), tất cả các thành phần kinh tế (từ ngân hàng đến truyền thông, bao gồm cả vận tải và thậm chí cả những công ty kỹ thuật số lớn), cũng như tất cả các loại hình tổ chức (từ doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn, bao gồm cả các hợp tác xã hay tổ chức) đều bị đe dọa và có thể trở thành nạn nhân của bẫy mạng.
Trong khi đó, lĩnh vực an ninh mạng của Pháp vẫn chưa đủ phát triển để đối phó trước quy mô của các cuộc tấn công mạng.
Chính vì vậy, chiến lược an ninh mạng của Pháp lần này được đánh giá là bước đột phá nhằm không chỉ khắc phục các lỗ hổng an ninh mạng của Pháp, mà còn đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lượng việc làm trong lĩnh vực không gian mạng vào năm 2025 (dự kiến tạo thêm được 40.000 việc làm), đồng thời tăng gấp ba doanh thu trong lĩnh vực này (lên 25 tỷ euro)./.
- Từ khóa :
- kinh tế pháp
- tổng thống macron
- an ninh mạng
Tin liên quan
-
Công nghệ
Thủ tướng Boris Johnson: Anh cần tăng cường năng lực an ninh mạng
09:26' - 15/03/2021
Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố Anh cần tăng cường năng lực an ninh mạng chống lại các cuộc tấn công của các thế lực bên ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Tây Ban Nha lần đầu cứu trợ trực tiếp các doanh nghiệp "vượt bão" COVID-19
21:26' - 12/03/2021
Ngày 12/3, Chính phủ Tây Ban Nha đã thông qua chương trình cứu trợ trị giá 11 tỷ euro nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như người lao động tự do vượt qua tác động của đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký ban hành luật cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD
07:21' - 12/03/2021
Ngày 11/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD, đánh dấu một thành tựu lập pháp quan trọng đối với "ông chủ" thứ 46 của Nhà Trắng.
-
DN cần biết
Năng lượng tái tạo đóng góp gần 27% sản lượng điện tại Pháp
09:54' - 24/02/2021
Năng lượng tái tạo hiện đang đóng góp 26,9% sản lượng điện của Pháp trong năm 2020, tăng gần 4 điểm phần trăm so với năm 2019.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố các biện pháp tăng cường an ninh mạng quốc gia mới
08:45' - 23/02/2021
Ngày 22/2, Bộ An ninh nội địa (DHS) Mỹ đã công bố một loạt các biện pháp nhằm củng cố an ninh mạng quốc gia, bao gồm tăng cường tài trợ cho các chương trình an ninh mạng trọng điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.