Phát huy quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước: Luật Đấu thầu cần sửa đổi!
Chiều 21/5, Tạp chí Năng lượng mới tổ chức tọa đàm trực tuyến "Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) và tác động đối với các doanh nghiệp".
Tại Tọa đàm này, hầu hết đại biểu tham dự đều đồng tình cho rằng việc sửa đổi Luật Đấu thầu cần theo hướng "chỉ giới hạn mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với công ty con sở hữu 100% vốn doanh nghiệp nhà nước nhằm phát huy quyền tự chủ của doanh nghiệp".
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Minh, Trưởng ban cố vấn Tạp chí Năng lượng mới, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam cho biết, việc thực thi Luật Đấu thầu trong thời gian qua đã phát sinh một số bất cập như Luật Đấu thầu bị chồng chéo với nhiều luật khác; một số quy định về mua sắm chưa phù hợp với thực tế…
Theo đó, các vướng mắc này đang làm ảnh hưởng đến tính tự chủ của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, cũng như làm chậm tiến độ triển khai một số dự án. Chính vì vậy, dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã được Chính phủ xây dựng, đang được lấy ý kiến đóng góp rộng rãi để có thể trình lên Quốc hội.
Chia sẻ tại toạ đàm, Tiến sỹ Phan Ngọc Trung, nguyên thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, dự án tổ hợp lọc hoá dầu Long Sơn chính là một minh chứng về những vướng mắc này.Cụ thể, những vướng mắc trong hợp đồng góp vốn, cùng những quy định ràng buộc của Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp cũ chỉ cho phép Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được quyết định các dự án tối đa là 2.300 tỷ đồng (khoảng 100 triệu USD) trong khi con số này "chỉ là phần rất nhỏ" với một dự án dầu khí. Chính vì những vướng mắc này, PVN đã quyết định rút lui để các nhà đầu tư nước ngoài có thể triển khai dự án thuận lợi.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, việc sửa đổi Luật Đấu thầu lần này cần đảm bảo cân bằng lợi ích Nhà nước và cân bằng sự linh hoạt của hoạt động sản xuất kinh doanh và sự đa dạng của thực tiễn.
Trong rất nhiều trường hợp, khi công ty con có sở hữu trên 50% vốn của doanh nghiệp nhà nước thì lợi ích của Nhà nước và lợi ích của các nhà đầu tư tư nhân khá tương đương nhau. Do vậy, xét về mặt lợi ích, rất cần có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư tư nhân để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm tính nhanh nhạy, vì lợi ích doanh nghiệp. Thêm vào đó, hiện nhiều doanh nghiệp nhà nước nắm một phần vốn điều lệ cũng đã thiết kế những quy trình, thủ tục đấu thầu phù hợp, vừa đảm bảo sự nhanh nhạy kịp thời, vừa bảo đảm tốt nhất lợi ích của các cổ đông và của chính doanh nghiệp, vì vậy không nhất thiết phải áp dụng một quy trình cứng nhắc mà theo yêu cầu thực tế của doanh nghiệp và cổ đông. Với những lý do trên, ông Phan Đức Hiếu đề xuất chỉ giới hạn mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với công ty con sở hữu 100% vốn doanh nghiệp nhà nước, không nên mở rộng đối tượng đối với công ty con sở hữu trên 50% vốn doanh nghiệp nhà nước. Trước các ý kiến lo ngại việc giới hạn mở rộng đối tượng điều chỉnh theo hướng như vậy có thể dẫn tới rủi ro với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, Luật Đấu thầu không phải là công cụ duy nhất để quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà hiện có cả một hệ thống pháp luật mà trực tiếp là Luật Doanh nghiệp với các nguyên tắc về quản trị công ty, có sự hiện diện của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có sự giám sát nội bộ, giám sát của cổ đông.Thêm vào đó, hiện hệ thống pháp luật còn có Luật chuyên ngành về quản lý và đầu tư phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng tình với ý kiến của ông Phan Đức Hiếu, Luật sư Nguyễn Thị Hoài Linh, nguyên Thẩm phán Tòa án Tối cao khẳng định, đề xuất chỉ giới hạn mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với công ty con sở hữu 100% vốn doanh nghiệp nhà nước trong Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) sẽ giúp phát huy được tính tự chủ của doanh nghiệp, phát huy được tính hấp dẫn của phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá, cũng như thúc đẩy tiến độ và hiệu quả của các dự án có phần vốn nhà nước. Liên quan về vấn đề này, trước đó, ông Dương Khắc Mai - Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng nhận định: Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định "doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ"; đến Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã mở rộng đối tượng, theo đó "doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết". Do đó, việc quy định phạm vi điều chỉnh đối với dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước là đã mở rộng phạm vi điều chỉnh so với Luật Đấu thầu hiện tại. Nếu theo phương án điều chỉnh cả đối với gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp có trên 50% vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nước sẽ mở rộng phạm vi điều chỉnh nhiều so với luật hiện hành và như vậy không bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 7 của Luật Doanh nghiệp./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Đấu thầu (sửa đổi): "Cú hích" cho sự minh bạch
07:40' - 15/05/2023
Hoạt động đấu thầu từ trước đến nay vẫn là một lĩnh vực ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp, nhạy cảm và nếu không được quản lý chặt chẽ, có thể gây nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn.
-
Kinh tế và pháp luật
Vi phạm nghiêm trọng Luật Đấu thầu trong vụ án liên quan Công ty Việt Á tại Cần Thơ
17:56' - 18/02/2023
Công an thành phố Cần Thơ thông tin về việc khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á xảy ra tại thành phố Cần Thơ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất có chương riêng về đấu thầu y tế trong sửa đổi Luật Đấu thầu
18:47' - 07/11/2022
Chiều 7/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Giá (sửa đổi); dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đấu thầu cần được "rào kín", tránh "sơ hở" để tiêu cực xâm lấn
17:12' - 07/11/2022
Chiều 7/11, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tập trung thảo luận về Luật Đấu thầu sửa đổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.