Phát triển chuỗi cung ứng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Nhằm tìm ra những giải pháp, định hướng và những chính sách quan trọng để ngành logistics hướng đến chuỗi cung ứng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Làng Công nghệ Logistics (Techfest Vietnam) tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến “Logistics Việt Nam - Hướng tới chuỗi cung ứng bền vững” vào hôm nay ngày 7/10/2021. Đây là một hoạt động thuộc Ngày hội đổi mới Sáng tạo quốc gia (Techfest Vietnam 2021) do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, UBND Tp. Hồ Chí Minh và VCCI chỉ đạo tổ chức.
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các chuyên gia sẽ cùng thảo luận, chia sẻ thông tin để đi tìm câu trả lời cho ngành logistics Việt Nam trước xu hướng tạo dựng những “chuỗi cung ứng bền vững.
Chuỗi cung ứng bền vững không phải là một khái niệm mới, tuy nhiên gần đây, khi dịch bệnh COVID-19 gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội, chính quyền và các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu đặt nhiều sự quan tâm đến nó một cách thích đáng hơn.
Đại dịch COVID-19 trong gần hai năm qua đã gây ra những thách thức chưa từng có, làm thay đổi môi trường kinh doanh toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp logistics là làm thế nào để gắn kết và duy trì hoạt động logistics, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa, đồng thời gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu.
Cùng lúc đó, các doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong chính bộ máy vận hành, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu trong điều kiện bình thường mới.
Theo ông Nguyễn Văn Hợp, Trưởng khoa Kỹ thuật và Quản lý Công nghiệp - Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh/Ban Nghiên cứu - Hiệp hội Phát triển Nhân lực Logistics Việt Nam, để nền kinh tế có thể giảm thiểu thiệt hại đến từ những rủi ro không thể lường trước, đơn cử như dịch bệnh COVID-19 trong thời gian hiện nay, thì chuỗi cung ứng cần đạt đến trạng thái bền vững với hiệu quả kinh tế cao, đi cùng các yếu tố môi trường, xã hội và con người.”
Như vậy, chuỗi cung ứng bền vững cần đáp ứng được các tiêu chí quan trọng như: tính minh bạch của các dữ kiện, có trách nhiệm với môi trường vào một mô hình cạnh tranh và thành công, mở rộng các sáng kiến từ tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô đến hậu cần cuối cùng…
Một trong những chuỗi cung ứng chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 là chuỗi cung ứng mặt hàng nông sản. Kênh tiêu thụ truyền thống của loại hàng hóa này phụ thuộc phần lớn vào huyết mạch giao thông. Do đó, khi dịch bệnh bùng phát, việc lưu thông trên đường bị hạn chế bởi các quy định phòng chống dịch đã khiến kênh tiêu thụ của người nông dân bị tắc nghẽn, phương thức thu mua của thương lái cũng bị hạn chế.
Người bán và người mua không thể kết nối theo cách cũ, đòi hỏi chính quyền, doanh nghiệp cần gấp rút tìm ra những giải pháp mới để giúp thông luồng chuỗi cung ứng nông sản, không chỉ trong nội địa mà còn hướng ra thị trường thế giới./.
>>>Chuỗi siêu thị Tesco của Anh "ăn nên làm ra" thời đại dịch
Tin liên quan
-
Công nghệ
Tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số
13:28' - 02/10/2021
UBND tỉnh Thái Nguyên và Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai mạc chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chuyển đổi số tại tỉnh này theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển du lịch nông thôn thông qua chuyển đổi số
13:16' - 02/10/2021
Phát triển du lịch nông thôn hiệu quả sẽ góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng nông thôn mới bền vững.
-
Hàng hoá
Sàn TMĐT Postmart.vn cùng nông dân thực hiện chuyển đổi số
18:59' - 30/09/2021
Thông qua sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn, gần 1.000 tấn trái cây, rau củ tươi đã được hỗ trợ tiêu thụ trong hơn 2 tháng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng với biến động thuế quan?
15:06' - 09/05/2025
Trong 5 năm qua, Việt Nam liên tục duy trì thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ, với giá trị thặng dư tăng từ khoảng 63,4 tỷ USD năm 2020 lên gần 106 tỷ USD vào năm 2024.
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21' - 09/05/2025
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.
-
DN cần biết
Từ 8/5, Lạng Sơn thu phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới
19:34' - 08/05/2025
Từ ngày 8/5, tỉnh Lạng Sơn sẽ áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND, ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Lạng Sơn.
-
DN cần biết
Hà Nội cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
20:39' - 07/05/2025
Các đơn vị phải bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.
-
DN cần biết
Từ 5/5, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp
08:22' - 05/05/2025
Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.