Phát triển năng lượng tái tạo
Phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) đang trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung đó.
Phát triển hiệu quả các nguồn NLTT đang là nhu cầu cấp thiết với Việt Nam để đáp ứng nhu cầu cung cấp điện ngày càng tăng cao và góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bản chất bất định của các nguồn NLTT sẽ là một thách thức rất lớn trong công tác điều độ vận hành hệ thống điện, thị trường điện tại Việt Nam.
Hiện nay các nguồn năng lượng tái tạo đang phát triển rất mạnh. Theo số liệu thống kê năm 2018 tổng sản lượng điện được sản xuất từ nguồn NLTT trên thế giới đạt 6586TWh.
Trong đó, thủy điện đạt ~63% (4149TWh), tiếp theo sau là điện gió (1263TWh), điện mặt trời (562TWh), điện sinh khối (523TWh), địa nhiệt (88TWh) và điện thủy triều (1TWh).
Sản lượng điện thương phẩm của nguồn NLTT năm 2018 cũng cao hơn năm 2017 là 376TWh, tăng ~6.1%. Trong đó, điện gió và điện mặt trời liên tục tăng trưởng mạnh (năm 2018, điện mặt trời tăng trưởng 28%, điện gió là 11%).
Năm 2018, điện mặt trời đã vượt qua điện sinh khối với việc trở thành nguồn cung cấp sản lượng điện lớn thứ ba trong các loại hình nguồn NLTT.
Nguồn NLTT phát triển mạnh cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với các hệ thống điện trên thế giới. Tuy nhiên, với việc xây dựng các cơ chế pháp lý chặt chẽ (bao gồm cả dịch vụ phụ trợ), đầu tư xây dựng hệ thống điện với tầm nhìn dài hạn (nhờ nguồn vốn lớn và phân bổ hiệu quả), và hệ thống điện đa phần liên kết đa quốc gia, qua đó hạn chế các ảnh hưởng từ tính bất định của các nguồn NLTT như điện gió và điện mặt trời.
Tại Việt Nam tiềm năng về NLTT là rất lớn. Trong đó điện mặt trời có tiềm năng lớn nhất ~1.1 – 1.2 ha/MW và có thể đạt ~380GW. Đối với điện gió onshore, tiềm năng có thể đạt ~217GW (xét với mô hình tốc độ gió >4.5m/s tại cao độ 80m).
Tiềm năng lớn nhất về Điện mặt trời và điện gió đều được tập trung tại khu vực miền Nam, Tây Nguyên và Nam miền Trung của Việt Nam.
Với cơ chế khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo của Chính phủ, tính đến tháng 08/2019, tổng công suất điện mặt trời được đăng ký dự án đạt ~32GW, trong đó 10.3GW có thể vận hành trước 2025; tổng công suất các dự án gió điện gió có thể đạt 10GW, trong đó có ~5GW đã được xác nhận trong quy hoạch.
Thực tế cho thấy, trước năm 2018, tổng công suất đặt điện mặt trời, điện gió rất thấp, nhưng đã có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong năm 2019 với ~4.5GW điện mặt trời và 0.45GW điện gió đưa vào vận hành tính đến cuối tháng 6/2019.
Đến thời điểm tháng 9 năm 2020 tỷ lệ NLTT đã lên tới hơn 10% trong khi tại một số nước phát triển như Úc, Đức, Đan Mạch,… con số này cũng chỉ khoảng trên dưới 10%.
Với sự phát triển bùng nổ như vậy, đặc biệt là tại các khu vực Nam miền Trung (Bình Thuận, Ninh Thuận), với hạ tầng lưới phân phối, lưới truyền tải, đã dẫn đến hệ quả quá tải lưới phân phối, lưới truyền tải trong khu vực.
Nhằm mục đích vận hành đảm bảo an toàn, ổn định, nhưng vẫn đảm bảo công bằng cho các đơn vị phát điện liên quan trong khu vực, EVNNLDC đã nghiên cứu, đề xuất và thực hiện phương án sử dụng công cụ AGC (Automatic Generation Control) để tự động hóa quá trình ra lệnh điều khiển công suất phát của các nhà máy điện NLTT trong khu vực bị giới hạn công suất. Công cụ giám sát được xây dựng trên nền OpenCalc nằm trong hệ thống SCADA/EMS hiện hữu của ĐĐQG.
Sau thời gian vận hành, phương án sử dụng AGC đã thể hiện tính ưu việt, khi đã tự động hóa được quá trình phân bổ công suất dựa trên công suất công bố của từng NM, tận dụng tối đa khả năng tải của thiết bị, và quan trọng nhất là minh bạch cơ chế huy động giữa các nhà máy, đảm bảo tính công bằng.
Việc bùng nổ NLTT cũng gây ra vấn đề về dịch vụ phụ trợ cho hệ thống (VD: dịch vụ điều khiển tần số thứ cấp) do tính bất định về công suất phát của nguồn NLTT, đặc biệt là giai đoạn mùa lũ.
Các nhà máy thủy điện đang xả hoặc có nguy cơ xả, các nhà máy thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời là các nguồn NLTT không có khả năng tích trữ sẽ được ưu tiên phát, tuy nhiên để đảm bảo công suất phủ đỉnh cũng như sản lượng cho hệ thống EVNNLDC vẫn phải đảm bảo duy trì một số lượng nhất định tổ máy nhiệt điện than, tua bin khí nhất định nối lưới điện.
Điều này dẫn đến việc vào ban ngày, khi nguồn NLTT phát cao, cụ thể ở đây là điện mặt trời, có thể sẽ dẫn đến tình trạng thừa nguồn, còn vào lúc cao điểm tối lại xảy ra tình trạng thiếu nguồn do không còn điện mặt trời. Do đó, khi mà tỷ lệ các nguồn NLTT ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại khá lớn cần thiết phải xây dựng các cơ chế về pháp lý cũng như kỹ thuật để giải quyết triệt để vấn đề này.
Dựa trên kinh nghiệm thế giới, EVNNLDC đã và đang thực hiện các giải pháp để đáp ứng với thực tiễn vận hành hệ thống như: xây dựng cơ chế khuyến khích các đơn vị cung cấp các dịch vụ phụ trợ nhằm đảm bảo an ninh cho hệ thống; sử dụng hệ thống AGC tự động giám sát các nguồn NLTT và các ứng dụng đi kèm (EMS, OpenSOM, OpenEOS, OpenOTS… ); Và dự kiến trong tương lại gần tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu xây dựng các hệ thống pin tích trữ như BESS để dịch chuyển phụ tải hoặc hỗ trợ điều tần; xây dựng hệ thống điện liên kết đa quốc gia, qua đó giải quyết bài toán thừa/thiếu nguồn linh hoạt hơn (có thể kể đến hệ thống NORDIC, NERC, …).
Đi kèm với đó dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, EVNNLDC cũng từng bước tham gia nghiên cứu, xây dựng cơ chế hỗ trợ cho khách hàng mua điện trong khu vực tư nhân và các nhà cung cấp năng lượng tái tạo ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp thông hợp đồng DPPA.
Cơ chế DPPA sẽ cho phép các Doanh nghiệp mua năng lượng tái tạo tại Việt Nam với mức giá cạnh tranh hơn, đồng thời tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các công nghệ năng lượng sạch đẳng cấp thế giới.
Ngoài ra với tỷ lệ xâm nhập nguồn NLTT ngày càng tăng, HTĐ Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề về chất lượng điện năng. Từ cuối năm 2019 EVNNLDC đã trang bị Hệ thống giám sát chất lượng điện năng tại A0 và các Trung tâm điều độ HTĐ miền.
Hệ thống có vai trò thu thập các dữ liệu về chất lượng điện năng từ các thiết bị đo đạc ở dưới NMĐ gió và mặt trời và lưu trữ, xử lý tại A0.
Hiện nay hệ thống đã kết nối và thu thập dữ liệu từ hơn một trăm NMĐ NLTT để giám sát và đánh giá chỉ tiêu chất lượng điện năng theo các quy định trong Thông tư như sóng hài dòng điện, điện áp, mất cân bằng pha điện áp, nhấp nháy điện áp, tần số…và là công cụ giúp đánh giá các nguy cơ và đề ra giải pháp vận hành, đầu tư đảm bảo chất lượng điện năng cho lưới điện.
- Từ khóa :
- năng lượng tái tạo
- nltt
- Điện mặt trời
- điện gió
- EVNNLDC
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Ngành năng lượng tái tạo: Cơ hội tham gia thị trường trị giá 714 tỷ USD
17:35' - 03/11/2020
Nhà đầu tư đang có cơ hội gia nhập thị trường năng lượng tái tạo có định giá ước tính 714 tỷ USD; trong đó, điện mặt trời là 280 tỷ USD, điện gió là 434 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
EVN ưu tiên đầu tư các dự án giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo
21:29' - 30/10/2020
Theo Chủ tịch EVN Dương Quang Thành, Tập đoàn sẽ ưu tiên đầu tư các dự án lưới điện giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo tại tỉnh Quảng Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo
15:13' - 12/10/2020
Dự kiến đến cuối năm 2020, Ninh Thuận sẽ có 37 dự án năng lượng tái tạo đi vào vận hành với tổng công suất 2.473,6 MW.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc có nguy cơ sụp đổ do thiếu vốn
08:00'
Trong khi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn tương đối ổn định bất chấp những trở ngại thương mại từ Mỹ, thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do thiếu vốn.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt bàn về giải pháp ứng phó với thuế đối ứng của Hoa Kỳ
15:59' - 18/04/2025
Phía Hoa Kỳ tuyên bố tạm hoãn áp dụng thuế riêng trong vòng 90 ngày để mở đường cho đàm phán, nhưng nguy cơ về thuế đối ứng vẫn đang hiện hữu và rất phức tạp.
-
Doanh nghiệp
Rủi ro lớn nhất cho hàng không Mỹ kể từ dịch COVID-19
14:56' - 18/04/2025
Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tạo ra sự không chắc chắn lớn nhất cho các hãng hàng không Mỹ kể từ sau đại dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Biểu tượng chim Lạc "cất cánh" cùng Vietnam Airlines
14:35' - 18/04/2025
Hình ảnh chim Lạc trên thân máy bay không chỉ là biểu tượng văn hóa, mà còn là lời khẳng định về khát vọng vươn lên, hội nhập và khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam giữa bầu trời thế giới.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD
11:10' - 18/04/2025
“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.
-
Doanh nghiệp
Lệnh cấm của Mỹ khiến hãng AMD thiệt hại 800 triệu USD
07:46' - 18/04/2025
Nhà phát triển chip Advanced Micro Devices (AMD) dự báo các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với việc xuất khẩu chip sang Trung Quốc có thể khiến hãng gánh chịu thiệt hại lên tới 800 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
TikTok quảng bá di sản Việt, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế
16:35' - 17/04/2025
Chiều 17/4, TikTok LIVE và Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hoá Việt Nam khởi động chương trình “Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào di sản” nhằm khai thác giá trị kinh tế từ di sản qua livestream sáng tạo.
-
Doanh nghiệp
TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:12' - 17/04/2025
Mặc dù hưởng lợi từ xu hướng tích hợp tính năng AI vào các sản phẩm trực tuyến nhưng TSMC đang đối mặt với thách thức từ chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Doanh nghiệp
OpenAI muốn mua lại Windsurf với giá 3 tỷ USD
12:44' - 17/04/2025
Các nguồn thạo tin ngày 16/4 tiết lộ OpenAI đang trong quá trình đàm phán để mua lại công ty cung cấp công cụ hỗ trợ lập trình bằng trí tuệ nhân tạo (AI) Windsurf với giá khoảng 3 tỷ USD.