Phát triển Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo
Ngày 12/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Viện Khoa học năng lượng (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) tổ chức hội thảo khoa học “Đề xuất cơ chế, chính sách nhằm phát triển Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước”.
Hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cùng các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, ông Phạm Văn Hậu cho rằng, hội thảo tổ chức nhằm tổng hợp ý kiến đóng góp, phản biện của các đại biểu, chuyên gia về lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo, tương lai phát triển, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai các dự án năng lượng tái tạo để từ đó đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa chủ trương phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước theo Nghị quyết số 115/NQ – CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ. Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, từ 2018 đến nay, tỉnh đã lắp đặt và đưa vào vận hành 25 dự án điện gió, điện mặt trời với tổng công suất 1.561 MW (so với toàn quốc 6.025 MW, chiếm 25,9%).Bên cạnh đó, tỉnh đã có 1.607 hệ thống điện mặt trời áp mái được lắp đặt và đi vào vận hành với tổng công suất khoảng 84.432 kWp.
Dự kiến đến cuối năm 2020, Ninh Thuận sẽ có 37 dự án năng lượng tái tạo đi vào vận hành với tổng công suất 2.473,6 MW, trong khi nhu cầu điện của tỉnh về công suất dao động 110- 115 MW, còn lại đóng góp cho điện lực Quốc gia. Đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã kêu gọi đầu tư 50 dự án điện mặt trời, tổng công suất 3.120 MW trên diện tích đất 4.349 ha, tổng vốn đầu tư 76.089 tỷ đồng. Đồng thời, tỉnh cũng đã kêu gọi đầu tư 20 dự án điện gió, tổng công suất 1.510 MW, trên diện tích đất 286,67 ha, tổng vốn đầu tư 36.185 tỷ đồng. Theo kế hoạch đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện của Ninh Thuận sẽ đạt khoảng 13.717 MW, sản lượng điện sản xuất đạt khoảng 34,8 tỷ kWh. Riêng về điện mặt trời tỉnh dự kiến phát triển công suất đạt 8.442 MW, khi thực hiện thành công sẽ chiếm 42% trong tổng số 20.050 MW tổng công suất lắp đặt điện mặt trời của cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư các dự án địa phương cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc như vấn đề giải tỏa công suất. Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận đang khẩn trương phối hợp với Tập đoàn điện lực Việt Nam, công ty tư nhân đang nỗ lực xây dựng, nâng cấp hệ thống lưới điện truyền tải, dự kiến đến cuối năm nay sẽ giải tỏa hết công suất phát của các dự án năng lượng tái tạo. Tuy vậy, đây cũng mới chỉ là giải pháp tình thế đối với khoảng 2.000 MW điện năng lượng tái tạo đang phát triển hiện nay. Để có thể hấp thụ công suất các dự án năng lượng tái tạo được triển khai trong các năm tiếp theo cần tiếp tục nghiên cứu, đầu tư xây dựng thêm các tuyến đường dây truyền tải điện mới. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, tiềm năng và cơ hội phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo của tỉnh còn rất lớn, khả năng xây dựng thành trung tâm năng lượng tái tạo là hoàn toàn có cơ sở. Để xây dựng tỉnh thành trung tâm năng lượng tái tạo cần phải có bộ tiêu chí có tính định lượng để đánh giá. Từ đó làm cơ sở đề xuất, kiến nghị Chính phủ có cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển trong giai đoạn tới.Tại hội thảo, ông Lê Tất Tú, chuyên gia của Viện Khoa học Năng lượng trình bày bộ tiêu chí với mục tiêu làm công cụ để đánh giá trung tâm năng lượng tái tạo Ninh Thuận với 37 tiêu chí, chia làm hai nhóm gồm: nhóm tiêu chí nhận biết trung tâm năng lượng tái tạo với 10 tiêu chí; nhóm tiêu chí đánh giá sự phát triển của trung tâm năng lượng tái tạo gồm 27 tiêu chí. Đồng thời, nêu các mối liên quan và tác động của các tiêu chí tới phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của tỉnh.
Đi sâu phân tích, Tiến sĩ Đoàn Văn Bình, Viện trưởng Viện Khoa học Năng lượng trình bày cụ thể về các phương pháp đánh giá, mục đích xây dựng các tiêu chí; mức độ đóng góp của từng tiêu chí trong tổng thể chung của sự phát triển, các vấn đề cần xử lý để phát triển năng lượng tái tạo trong từng giai đoạn cụ thể; ý nghĩa của việc định hình chính danh trung tâm năng lượng tái tạo Ninh Thuận. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Năng lượng đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách để xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo gồm 4 nội dung: Lập quy hoạch phát triển trung tâm năng lượng tái tạo Ninh Thuận phù hợp với quy hoạch điện lực quốc gia; xây dựng cơ chế thiết lập khu vực hạ tầng lưới điện dùng chung tại trung tâm năng lượng tái tạo theo Nghị quyết 55-NQ/TW năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng cơ chế dùng chung lưới điện phù hợp với cơ chế thị trường; tạo động lực thu hút đầu tư vào trung tâm năng lượng tái tạo. Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi, làm rõ các nội dung liên quan đến tính hiệu quả, đóng góp của dự án năng lượng tái tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; những tác động tới đời sống, việc làm người dân vùng dự án; quy trình xử lý thiết bị điện, pin năng lượng mặt trời sau khi hết hạn sử dụng liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. Các nhà đầu tư đề nghị tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương chỉ đạo EVN có kế hoạch bố trí nguồn lực để đầu tư các công trình lưới điện truyền tải theo quy hoạch đã duyệt để giải tỏa hết công suất; cho kéo dài thời gian hưởng ưu đãi chính sách giá điện cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế, hỗ trợ giải phóng mặt bằng giao đất “sạch” cho doanh nghiệp đầu tư, ưu tiên cho nhà đầu tư năng lượng tái tạo kết hợp đầu tư hạ tầng truyền tải, xem xét điều chỉnh cho một số dự án được tăng công suất, quan tâm đào tạo nhân lực ngành điện cho các dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận và các tỉnh trong khu vực. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phạm Văn Hậu nhấn mạnh: những ý kiến, đề xuất giải pháp phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của đại biểu, chuyên gia đưa ra tại hội thảo vừa mang tính chiến lược vừa phù hợp với điều kiện thực tế nhằm khai thác tối đa các tiềm năng phát triển của địa phương. UBND tỉnh sẽ tổng hợp các ý kiến và có văn bản đề xuất, kiến nghị các Bộ, ngành liên quan đề xuất Chính phủ cập nhật và tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào Quy hoạch điện VIII. Đây là cơ sở quan trọng để Trung ương hoạch định, ban hành các chính sách góp phần thực hiện hóa chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Sức nóng cổ phiếu ngành năng lượng tái tạo
14:02' - 03/10/2020
Cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành năng lượng tái tạo giao dịch rất sôi động, thị giá và thanh khoản đều tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức đối với phát triển năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á
06:00' - 02/09/2020
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đặt mục tiêu là đảm bảo 23% nguồn năng lượng sơ cấp đến từ năng lượng tái tạo vào năm 2025 khi nhu cầu năng lượng trong khu vực dự báo sẽ tăng tới 50%.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nêu ý kiến về phát triển điện mặt trời mái nhà
15:55' - 27/08/2020
Điện mặt trời lắp trên khung giá đỡ trên hồ, ao nuôi tôm, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao... mà không lắp trên mái nhà của công trình xây dựng không được tính là hệ thống điện mặt trời mái nhà.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển bền vững năng lượng tái tạo: Cần thêm cơ chế hỗ trợ nào?
14:21' - 09/07/2020
Theo các chuyên gia, để khai thác hết tiềm năng, phát triển năng lượng tái tạo bền vững thì Việt Nam vẫn cần thêm cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.