Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là lựa chọn chiến lược ưu tiên
Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, Đảng và Nhà nước đã xác định ba đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về đào tạo nguồn nhân lực. Quan điểm xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước là lấy con người làm trung tâm, chủ thể, là nguồn nhân lực, động lực cho phát triển. Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược ưu tiên; trong đó phát triển khoa học công nghệ cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành phụ trợ khác.
Để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện Đề án, các trường đại học, cơ sở đào tạo đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là các trường, cơ quan chủ trì các trung tâm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và các trung tâm đào tạo bán dẫn tiêu chuẩn về thiết kế vi mạch tại các trường đại học công lập có năng lực đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.
Theo đó, Thứ trưởng Trần Duy Đông yêu cầu trường đại học, cơ sở đào tạo cho ý kiến vào dự kiến chỉ tiêu đào tạo của các trường hằng năm để thực hiện mục tiêu đào tạo được 50.000 kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn có trình độ từ đại học trở lên; chỉ tiêu đào tạo đối với các trường công lập được đầu tư cơ sở vật chất; hỗ trợ kinh phí, học bổng cho các cơ sở đào tạo, cơ sở hỗ trợ đào tạo; quy trình tham gia Đề án, sử dụng vốn đầu tư công, vốn chi sự nghiệp.
Theo dự thảo Đề án, mục tiêu đến năm 2030: đào tạo được 50.000 kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn có trình độ từ đại học trở lên với cơ cấu như sau: Theo trình độ chuyên môn: 500 tiến sĩ, 7.500 thạc sĩ và 42.000 kỹ sư. Theo các công đoạn: 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn và 35.000 kỹ sư trong công đoạn sản xuất, đóng gói, kiểm thử vi mạch bán dẫn và các công đoạn khác của ngành công nghiệp bán dẫn.
Theo lĩnh vực chuyên sâu, có ít nhất 5.000 nhân sự có trình độ kỹ sư trở lên có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn. đào tạo chuyên sâu cho 1.300 giảng viên giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; mở rộng mạng lưới đào tạo, hỗ trợ đào tạo ngành công nghiệp bán dẫn và các ngành liên quan tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ sở đào tạo, cơ sở hỗ trợ đào tạo và doanh nghiệp.
Đại diện Trường Đại học Cần Thơ cho biết, trường sẽ chú trọng một số nội dung liên quan lên kết, liên thông đào tạo; cơ chế đặc thù để xác định chỉ tiêu và tăng năng lực đào tạo; việc cải thiện cơ sở vật chất, đảm bảo tính đồng bộ hiện đại và đáp ứng nhu cầu; kinh phí mời chuyên gia trên thế giới, tạo sự giao lưu hợp tác giữa các trường đại học trong nước với nước ngoài để tiếp cận chuẩn mực quốc tế.
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho hay, UBND thành phố Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng dự kiến sẽ là cơ quan chủ quản trong việc xây dựng trung tâm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia, trung tâm đào tạo bán dẫn tiêu chuẩn; đồng thời nhấn mạnh đến các loại hình đào tạo theo Đề án; về cơ chế, đặc thù; đầu tư mua sắm trang thiết bị; cơ chế khai thác sử dụng các tài sản; đào tạo nhân lực; kinh phí thu hút chuyên gia, nhân tài…
Về phía cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, về dự báo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong quá trình xây dựng dự thảo Đề án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp các bộ, ngành để có khảo sát nhu cầu và đưa ra mục tiêu cụ thể theo trình độ chuyên môn, theo công đoạn và lĩnh vực chuyên sâu.
“Các cơ sở đạo cần tăng cường sự liên kết, phát huy tinh thần tự chủ giữa các trường với sự điều phối chung của nhà nước để thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, ông Hoàng Minh Sơn cho hay.
Nhằm đảm bảo khi Đề án được phê duyệt sẽ triển khai được ngay, tăng cơ hội cho Việt Nam phát huy được lợi thế nguồn nhân lực để phát triển, Thứ trưởng Trần Duy Đông yêu cầu các trường đại học, cơ sở đào tạo cần làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến các ngành, lĩnh vực cụ thể theo mục tiêu 50.000 kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn; giải pháp, cơ chế chính sách để đào tạo các giảng viên.
Cùng với đó, các trường đại học, cơ sở đào tạo cần có cơ chế hỗ trợ giảng viên; đào tạo song song, đào tạo mới, đào tạo chuyển đổi; dự kiến việc xây dựng trung tâm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và trung tâm đào tạo bán dẫn tiêu chuẩn về thiết kế vi mạch tại các trường đại học công lập; trong đó, làm rõ hơn quy trình xét duyệt, cơ chế mua sắm, nguồn vốn vốn ngân sách trung ương, nguồn vốn đối ứng của các trường.
Bên cạnh đó, các trường đại học, cơ sở đào tạo cần có cơ chế vận hành, cơ chế giám sát thực hiện mục tiêu, đảm bảo không trùng lặp, hiệu quả; nội dung liên quan đến chi phí sự nghiệp, hỗ trợ cấp học bổng cho sinh viên và đào tạo giáo viên; hỗ trợ học bổng, hỗ trợ tín dụng, cho vay sinh viên chuyên ngành này; hợp tác của các trường, liên kết hợp tác giữa trường với doanh nghiệp…
- Từ khóa :
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- ngành bán dẫn
- nguồn nhan lực
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
AI và công nghệ bán dẫn sẽ là ngành công nghiệp trọng yếu của Việt Nam
18:17' - 13/05/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông coi AI là công nghệ chính của cách mạng công nghiệp 4.0, bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp trọng yếu quốc gia trong vòng 30-50 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng chuyển dịch sản xuất sang Mỹ làm khó ngành bán dẫn Hàn Quốc
14:16' - 10/05/2024
Tốc độ sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhỏ hơn 10 nanomet ở Hàn Quốc dự kiến giảm xuống dưới 10% vào năm 2032 do các công ty lớn chọn thành lập các nhà máy mới nhất tại Mỹ thay vì Hàn Quốc.
-
Công nghệ
Italy đầu tư gần 11 tỷ USD cho ngành công nghiệp bán dẫn
08:48' - 08/05/2024
Chính phủ Italy dự kiến đầu tư 10 tỷ euro (hơn 10,7 tỷ USD) cho ngành công nghiệp bán dẫn nội địa trong năm nay với nỗ lực “trở thành một trong những nhà sản xuất vi điện tử lớn nhất ở châu Âu”.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Meta bổ sung nhiều tính năng mới cho ứng dụng Messenger
08:59'
Với những tính năng mới của Messenger, người dùng sẽ có những trải nghiệm mới đầy thú vị.
-
Công nghệ
Cuộc đua quyết liệt trên thị trường dịch vụ internet vệ tinh
07:24'
Thị trường dịch vụ internet vệ tinh đang trở thành "mảng đất màu mỡ" thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, dù là mới thành lập hay lâu năm.
-
Công nghệ
Ứng dụng công nghệ sấy để nâng cao giá trị của nông sản
18:07' - 23/11/2024
Chiều 21/11, tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị đánh giá xu hướng công nghệ sấy nông sản. Hội nghị có sự tham gia của các diễn giả, nhà khoa học đến từ viện, trường khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Công nghệ
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
12:27' - 23/11/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người.
-
Công nghệ
Thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
11:52' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục: từ thách thức đến đột phá”.
-
Công nghệ
Trà Vinh: Thúc đẩy chuyển đổi số phát triển
07:35' - 23/11/2024
Ngày 22/11, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức hội nghị trực tuyến tại 116 điểm cầu từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã về công tác chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn, với hơn 1.200 đại biểu tham gia.
-
Công nghệ
TikTok Creator Summit Việt Nam 2024: Sân chơi cho những biểu tượng sáng tạo tương lai
19:18' - 22/11/2024
Trước thềm Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024, ngày 22/11, TikTok tổ chức Ngày hội các nhà sáng tạo nội dung - TikTok Creators Summit Việt Nam quy tụ hơn 200 nhà sáng tạo trong và ngoài nước.
-
Công nghệ
Khai trương Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng
11:39' - 22/11/2024
Chiều 21/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khai trương Dự án chính quyền số thành phố; khai mạc triển lãm thành tựu và giải pháp công nghệ năm 2024.
-
Công nghệ
CMC giới thiệu Hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin
09:03' - 22/11/2024
CMC Cyber Security vừa ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024.