Phát triển vùng: Xoá bỏ xung đột lợi ích "Mạnh ai nấy làm"!
Trong suốt hơn 35 năm đổi mới và qua các kỳ Đại hội, phát triển vùng luôn được Đảng, Chính phủ quan tâm với nhiều Nghị quyết, chính sách được ban hành nhằm khai thác, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của 6 vùng kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, do chính sách chưa sát hợp và chưa mang tính tổng thể cộng với việc vận dụng chưa hợp lý, còn “mạnh ai nấy làm”, các vùng chưa khai thác hết những tiềm năng, lợi thế sẵn có.
Với sự thiếu gắn kết trong mỗi vùng, trong liên vùng kinh tế- xã hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định việc Bộ Chính trị đưa ra các nghị quyết về phát triển vùng lúc này để quán triệt sâu sắc hơn và tổ chức triển khai tốt hơn chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển vùng – một vấn đề có ý nghĩa chiến lược, không chỉ đối với các vùng mà còn đối với cả nước.
Thực tế, không thể phủ nhận những thay đổi mạnh mẽ của 6 vùng kinh tế - xã hội bao gồm Trung du và miền núi Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua.Có thể kể đến, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành những vựa gạo, trái cây, thủy sản của cả nước; Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, hạ tầng giao thông từng bước kết nối liên vùng, gắn kết các địa phương... Diện mạo mỗi vùng từng bước đổi thay, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế cả nước; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhiều miền quê tại nhiều vùng đã trở thành những nơi đáng sống.
Tuy nhiên, sau hơn 35 năm đổi mới, 6 vùng kinh tế - xã hội vẫn chưa phát huy được hết các tiềm năng, lợi thế. Trong đó, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, người dân phần lớn chưa khá giả. Sự đóng góp của Đồng bằng sông Cửu Long vào GDP của cả nước trong hơn ba thập kỷ qua giảm mạnh. Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ vẫn là “vùng trũng” trong phát triển và là “lõi nghèo” của cả nước; quy mô kinh tế còn nhỏ; tăng trưởng kinh tế chưa bền vững. Thực tế đã chỉ ra sự thiếu liên kết vùng đã dẫn đến một số địa phương gặp phải vấn đề “xung đột lợi ích”, chưa xem xét việc phối hợp trong lợi ích tổng thể của cả vùng, mà cục bộ “mạnh ai nấy làm”. Vì thế xảy ra tình trạng không những không liên kết, hợp tác, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau phát triển mà trái lại còn làm giảm động lực tăng trưởng, không khai thác, phát huy được các tiềm năng, lợi thế của cả vùng. Và khi mỗi vùng không phát huy được lợi thế thì kéo theo sự kìm hãm phát triển của cả nước. Gần đây nhất khi 19 tỉnh, thành phía Nam thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, mỗi địa phương đều ưu tiên phòng chống dịch với nhiều biện pháp giãn cách ngặt nghèo khiến khâu vận chuyển ách tắc, tiêu thụ nông sản tại những vùng sản xuất gần như đứng im, nông dân không buồn thu hoạch. Trong khi đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh lại xảy ra khan hiếm lương thực, thực phẩm. Dù cho việc khan hiếm chỉ là cục bộ nhưng cho thấy khi trong mỗi vùng, liên vùng thiếu sự liên kết, hợp tác sẽ gây ra những thiệt hại không hề nhỏ. Với vùng Đồng bằng sông Hồng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ ra liên kết nội vùng và liên kết với vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô còn yếu, hiệu quả thấp, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhận định nguyên nhân là do chưa có cơ chế liên kết và một hội đồng điều phối vùng để điều phối chung. Thực tế này cũng đang diễn ra ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ dẫn đến xung đột lợi ích giữa các địa phương; các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa thực sự phát huy vai trò “đầu tàu” cho các địa phương khác trong vùng. Tổng Bí thư đã đặt vấn đề cần phải khắc phục tình trạng tỉnh nào cũng xin cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi riêng, không phù hợp với những nguyên tắc chung cơ bản của kinh tế thị trường là thống nhất và bình đẳng. Cụ thể hơn, Tổng Bí thư yêu cầu liên kết vùng phải trở thành tư duy chỉ đạo dẫn dắt sự phát triển; các bộ, ngành đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển vùng. Chính phủ, các cơ quan Trung ương tăng cường phối hợp với các địa phương mỗi vùng khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai luật pháp, chính sách ưu tiên, có tính đặc thù cho phát triển vùng.Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, từ trung ương đến địa phương cần quán triệt đặt vấn đề phát triển vùng trong tổng thể phát triển chung của cả nước, bảo đảm phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia để "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt".
Để xóa nhòa khép kín trong liên kết vùng, phát huy vai trò các đầu tàu kinh tế trọng điểm, cùng với việc tiếp tục xây dựng, phê duyệt các quy hoạch vùng, hoàn thiện cơ chế điều phối vùng, các bộ, ngành, địa phương đã và đang đề xuất, triển khai xây dựng những dự án, tuyến đường kết nối giữa các tỉnh trong vùng và liên vùng.
Mới đây nhất, UBND thành phố Cần Thơ đã đề xuất Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) và đơn vị tư vấn triển khai dự án tuyến đường sắt Tp. Hồ Chí Minh – Cần Thơ trước năm 2030. Dự kiến tuyến đường sắt sẽ kết nối 6 địa phương gồm: Tp. Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ cùng các tỉnh Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long với 13 ga. Hay tại tỉnh Thái Nguyên vừa khởi công xây dựng tuyến đường kết nối Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc.
Việc đưa các Nghị quyết Trung ương về phát triển 6 vùng kinh tế - xã hội vào cuộc sống là chặng đường dài nhưng ngay từ lúc này với sự thống nhất từ tư duy đến hành động trong phát triển vùng của các cấp trung ương, chính quyền địa phương, khoảng cách giữa các tỉnh, các vùng sẽ sớm được rút ngắn không chỉ về không gian mà cả về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng thu nhập... Đúng như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội: "Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu-nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư; các chính sách kinh tế-xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc"./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết vùng để tạo cộng hưởng phát triển
17:28' - 21/01/2022
Với lợi thế về không gian, quỹ đất, đặc biệt là “lợi thế của người đi sau”, hơn lúc nào hết Bình Phước đang có những cơ hội phát triển.
-
DN cần biết
Khởi công Trục liên kết vùng kết nối Tp. HCM – Long An và các tỉnh Đông – Tây Nam Bộ
13:41' - 26/12/2021
Sáng 26/12, UBND tỉnh Long An tổ chức khởi công Dự án đường tỉnh 823D -Trục Liên kết vùng kết nối Tp. Hồ Chí Minh– Long An và các tỉnh Đông – Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng phát triển Hải Phòng thành trung tâm liên kết vùng
17:14' - 19/12/2021
Ngày 19/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã thăm, làm việc tại thành phố Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội
18:08' - 08/11/2021
Nếu các địa phương được liên kết chặt chẽ, kịp thời với nền tảng liên kết là cơ sở chia sẻ, điều phối nhân lực, vật lực, tài lực thì việc ứng phó dịch bệnh sẽ bớt những tình huống không đáng có.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.