Phía sau những toan tính kinh tế là chính trị (Phần 2)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải). Ảnh: EPA/TTXV
Khi đề cập đến lý do thực sự của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang rất nóng hiện nay, học giả David Dodwell, người chuyên viết về những thách thức toàn cầu và khu vực, đã nhận định rằng cuộc chiến này thực ra không liên quan đến những vấn đề đơn lẻ như thuế quan, nhôm thép hoặc thậm chí ô tô, mà nhằm mục đích sâu xa hơn đó là làm suy yếu đối thủ đáng gờm nhất của Mỹ hiện nay là Trung Quốc, để từ đó củng cố vị trí đầu tàu của nền kinh tế số một thế giới.
Washington đang ngày càng cảm nhận rõ sự "hung hăng" của Trung Quốc và toan tính của chính quyền Tổng thống Donald Trump là lợi dụng các biện pháp thuế quan để khiến Trung Quốc yếu thế khi đối mặt với thách thức thực sự - tức là “chọc thủng” những rào cản mà thị trường nội địa Trung Quốc dựng lên đối với các công ty nước ngoài, đồng thời làm chậm bước tiến của Bắc Kinh trên con đường chiếm lĩnh công nghệ thế giới.
Đối với Mỹ, vấn đề quan ngại nhất trong giao thương với Trung Quốc là các hoạt động chuyển giao công nghệ chứ không phải là các mặt hàng nhôm, thép được trợ giá xuất khẩu.
Như vậy, có thể thấy mục tiêu thực sự trong cuộc chiến thương mại của ông Trump là nhắm vào kế hoạch “Made in China 2025” (Sản xuất ở Trung Quốc 2025) do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng, vốn đang là cái gai trong mắt nhiều chính phủ trên thế giới và là mối đe dọa hiện hữu đối với vị thế lãnh đạo công nghệ của Mỹ.
Đồng ý với quan điểm trên, Tiến sỹ chính trị học thuộc Đại học Harvard Hoàng Tĩnh cũng cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không chỉ đơn thuần kinh tế mà là vấn đề chính trị. Theo TS. Hoàng Tĩnh, Washington có 3 ý đồ lớn trong việc gióng lên "hồi trống "chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
Thứ nhất, chính quyền Tổng thống Trump muốn thông qua chiến tranh thương mại để viết lại luật chơi của kinh tế thế giới, khiến luật chơi này có lợi hơn cho Mỹ và cột Trung Quốc ở tầm thấp trong chuỗi sản xuất. Với luật chơi hiện nay, Mỹ tự cho rằng mình không thể giành chiến thắng trước Trung Quốc, cho nên, Mỹ phải phá vỡ đàm phán đa phương, thực hiện đàm phán song phương.
Thứ hai, tái cơ cấu chuỗi sản xuất của thế giới. Tại sao Trung Quốc lại muốn đàm phán đa phương, tiến hành cải cách mở cửa? Đó là do Trung Quốc chiếm ưu thế lớn trong chuỗi sản xuất hiện nay của thế giới, dù sản xuất gì đều có “mắt xích” Trung Quốc.
Trong khi đó, Mỹ muốn loại bỏ “mắt xích” Trung Quốc, một khi Mỹ-Đức đạt được thỏa thuận thương mại mới, rất có khả năng nhằm bảo vệ thỏa thuận này và nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với luật chơi của Mỹ, các hãng xe hơi Đức sẽ không tiếp tục mua lốp xe do Trung Quốc sản xuất nữa, từ đó thay đổi toàn bộ mô hình chuỗi sản xuất. Đây chính là chiêu “rút củi đáy nồi” của Mỹ nhằm vào Trung Quốc.
Thứ ba, thông qua chiến tranh thương mại, Mỹ muốn chỉnh đốn lại cái gọi là “mặt trận thống nhất” của các nước phương Tây, áp dụng biện pháp khắc nghiệt với Trung Quốc, quốc gia tập quyền bị gắn mác “không có nền kinh tế thị trường”.
Nhằm tổ chức mặt trận thống nhất kiềm chế đối thủ, Mỹ đã làm dấy lên vấn đề hình thái ý thức, cho nên, cuộc chiến tranh thương mại mà Mỹ khơi mào không phải chỉ là vấn đề kinh tế mà thuộc cả lĩnh vực chính trị./.
>>> Xem thêm: Phía sau những toan tính kinh tế là chính trị (Phần 1)
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung phủ bóng đen lên triển vọng nhu cầu dầu toàn cầu
13:28' - 07/07/2018
Phiên giao dịch ngày 6/7, giá dầu thế giới khép lại tuần mất giá đầu tiên trong ba tuần, giữa bối cảnh các dấu hiệu về xu hướng gia tăng nguồn cung bắt đầu xuất hiện trở lại.
-
Chứng khoán
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang nóng lên, chứng khoán châu Âu biến động trái chiều
10:08' - 05/07/2018
Trong ngày 4/7, các thị trường chứng khoán châu Âu biến động trái chiều, trong bối cảnh tình hình căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang dần nóng lên khi các mức thuế mới sắp có hiệu lực.
-
Chuyển động DN
Daimler lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ- Trung kéo dài
13:44' - 21/06/2018
Daimler dự đoán lợi nhuận hoạt động của hãng, được đo bởi thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT), sẽ giảm nhẹ so với năm ngoái, thay vì tăng nhẹ như được dự đoán trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
EU hướng đến cải cách WTO để xoa dịu căng thẳng thương mại toàn cầu
21:26' - 20/06/2018
EU dự kiến sẽ cam kết thúc đẩy cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm đảm bảo hoạt động thương mại công bằng và tự do.
-
Giá vàng
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đẩy giá vàng châu Á đi lên
09:15' - 18/06/2018
Giá vàng châu Á nhích lên trong phiên sáng 18/6 giữa bối cảnh những lo ngại về một cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ đã thúc đẩy hoạt động mua vào các tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
-
Kinh tế Thế giới
WTO cảnh báo gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đồng minh
07:34' - 12/06/2018
Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo đã cảnh báo về mối nguy hiểm của sự leo thang căng thẳng trong vấn đề thương mại giữa Mỹ và các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới sau Hội nghị G7.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc không muốn căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang
15:26' - 07/06/2018
Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc không muốn mâu thuẫn thương mại với Mỹ leo thang, đồng thời cho biết vòng đàm phán giữa hai bên kết thúc tuần trước đã đạt một số tiến bộ đặc biệt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
"Đại gia" bán lẻ Mỹ tạo ra cơn sốt mua sắm dịp cuối năm
16:14'
Hàng dài người xếp hàng chờ đợi trong tiết trời buốt giá để sở hữu các sản phẩm liên quan đến series sản phẩm “Eras Tour” của nữ ca sĩ nổi tiếng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất ASEAN sẽ tăng lương tối thiểu năm 2025
16:13'
Chính phủ nước này đã quyết định tăng lương tối thiểu thêm 6,5% vào năm 2025 để đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động mua sắm trực tuyến khởi sắc trong lễ Tạ ơn
15:58'
Người tiêu dùng toàn cầu đã chi 33,6 tỷ USD cho mua sắm trực tuyến, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Botswana trở thành trung tâm chứng nhận kim cương để xuất khẩu sang G7
15:13'
Botswana đã được cấp phép thành lập một trung tâm xác minh sau các cuộc thảo luận "chuyên sâu" với Nhóm kỹ thuật kim cương G7.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sĩ đặt mục tiêu về FTA mở rộng với Trung Quốc
14:20'
Nghị sĩ Thomas Aeschi, Chủ tịch phái đoàn EU-EFTA, ngày 29/11 cho biết thỏa thuận thương mại tự do mở rộng giữa Thụy Sĩ và Trung Quốc sẽ sớm được đưa vào triển khai.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.