Philippines trước các tác động và thách thức từ đại dịch COVID-19
Bộ trưởng Tài chính (DOF), ông Sonny Martinsuez cho biết, trong quý I/2020, GDP của Philippines đã sụt giảm 0,2% lần đầu tiên trong 20 năm. Tuy nhiên, với số lượng các ca lây nhiễm ngày càng tăng, nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế trong các quý tiếp theo cũng không mấy sáng sủa trong bối cảnh nền kinh tế này đang nỗ lực phục hồi.
* Mở cửa trở lại nền kinh tế một cách thận trọng
Trong thông điệp quốc gia hôm 7/7, Tổng thống Duterte nhấn mạnh rằng Philippines “phải rất cẩn thận trong việc mở cửa trở lại nền kinh tế”. Ông Duterte có quan điểm khá bảo thủ về việc mở cửa trở lại nền kinh tế, bởi ông muốn tránh bất kỳ sự gia tăng về số ca lây nhiễm, điều có thể hệ thống chăm sóc y tế của đất nước bị quá tải một cách nghiêm trọng. Ưu tiên cao nhất của nhà lãnh đạo này vẫn là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời dần mở cửa trở lại nền kinh tế.
Cũng giống như các quốc gia khác, đại dịch đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế-xã hội của Philippines. Do các hoạt động kinh tế và các nỗ lực cứu trợ người nộp thuế hầu như bị đình trệ, nguồn thu ngân sách nhà nước trong năm nay được dự báo sẽ thấp hơn nhiều so với các năm trước.
Theo DOF, thu ngân sách năm 2020 sẽ ở mức 17% GDP, thấp hơn so với năm 2019, trong khi chi ngân sách dự kiến lên tới 21,7% GDP, cao hơn 10% so với năm 2019. Các khoản chi ngân sách này bao gồm các sáng kiến ứng phó với dịch COVID-19 do nhiều cơ quan chính phủ triển khai.
Do đó, thâm hụt ngân sách năm nay được dự đoán sẽ chiếm khoảng 8,1% GDP, hoặc 1.560 tỷ peso (31,5 tỷ USD). Đây là dự báo kinh tế đầy thách thức đối với Philippines và là điều mà quốc gia này phải đặc biệt lưu tâm.
Tiêu thụ nội địa - vốn là động lực chính của nền kinh tế Philippines - đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch. Các ngành như du lịch, dịch vụ, thương mại, bán lẻ, bất động sản và chế tạo đều gặp khó khăn.Theo thống kê, khoảng 7,3 triệu người Philippines đã bị mất việc trong khi Bộ Lao động và Việc làm (DOLE) ước tính khoảng 10 triệu lao động có thể mất việc trong năm nay do đại dịch.
Ngoài ra, tổn thất về kiều hối cũng không nhỏ khi hàng nghìn lao động Philippines ở nước ngoài bị mất việc, bị kẹt lại ở nước sở tại và đang phải hồi hương.
Đây chỉ là một số tác động kinh tế-xã hội nghiêm trọng do đại dịch gây ra. Nếu không được giảm nhẹ và giải quyết, chúng có thể làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các tầng lớp kinh tế-xã hội, ảnh hưởng đến các đối tượng dễ bị tổn thương nhất như phụ nữ, trẻ em, người già, hộ nghèo, các lao động phi chính thức, các dân tộc thiểu số/nhóm người và cộng đồng bản địa, cũng như người dân sinh sống tại các khu vực từng trải qua xung đột như Khu tự trị Hồi giáo Mindanao Bangsamoro (BARMM).
* Thúc đẩy các chương trình cứu trợ xã hội
Chính phủ Philippines đang theo đuổi chiến lược 4 trụ cột nhằm bảo vệ người dân trước các tác động của đại dịch. Một là, hỗ trợ khẩn cấp cho các nhóm và cá nhân dễ bị tổn thương lên tới 595,6 tỷ peso (12 tỷ USD), cao hơn 5.600 tỷ peso (113 triệu USD) so với báo cáo trước đó, do có thêm các chương trình của DOLE và Bộ Nông nghiệp (DA), cũng như một khoản tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Hai là, tăng nguồn lực y tế nhằm ứng phó với đại dịch với ngân sách lên tới 80.600 tỷ peso (1,6 tỷ USD) với nguồn tài trợ bổ sung của Ngân hàng Thế giới (WB). Trụ cột này nhằm đảm bảo an toàn cho những người trên tuyến đầu thông qua việc hỗ trợ bảo hiểm y tế cho tất cả các bệnh nhân COVID-19, trợ cấp rủi ro đặc biệt, chi trả rủi ro, cung cấp trang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) cho các nhân viên y tế, tăng cường khả năng xét nghiệm, mở rộng chương trình xét nghiệm mục tiêu…Ba là, các gói tài chính và tiền tệ nhằm tài trợ cho các sáng kiến khẩn cấp và duy trì nền kinh tế với ngân sách lên tới 1.100 tỷ peso (22,2 tỷ USD), cao hơn 246,3 tỷ peso (4,9 tỷ USD) so với gói hỗ trợ trước, trong đó có các khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) đa phương và song phương có tổng trị giá 126,9 tỷ peso (2,5 tỷ USD) và 119,4 tỷ peso (2,4 tỷ USD) thu từ các đợt phát hành trái phiếu quốc tế.Bốn là, chương trình cứu trợ xã hội (SAP) nhằm cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho các nhóm dễ bị tổn thương khác. SAP được triển khai theo một đạo luật được Tổng thống Duterte ký ban hành vào ngày 25/3/2020. Trong khuôn khổ chương trình này, mỗi đối tượng thụ hưởng sẽ được hỗ trợ khẩn cấp từ 5.000 peso (101 USD) đến 8.000 peso (161 USD).
Cho đến nay, đây là chương trình bảo trợ xã hội lớn nhất và toàn diện nhất trong lịch sử Philippines với số tiền khoảng 205 tỷ peso (4,1 tỷ USD) nhằm hỗ trợ tổng cộng 18 triệu hộ gia đình thu nhập thấp trong đợt cấp phát đầu tiên, và khoảng 5 triệu hộ gia đình thu nhập thấp khác trong đợt cấp phát thứ hai theo chỉ đạo của Tổng thống Duterte.Ngoài ra, những người điều khiển phương tiện giao thông công cộng phải nghỉ việc do COVID-19 cũng được Bộ Bảo trợ xã hội và Phát triển (DSWD) bổ sung vào danh sách các đối tượng thụ hưởng từ chương trình này.
* Thách thức và cơ hộiMặc dù tương đối thành công, SAP cũng gặp phải một số vấn đề và thách thức trong quá trình triển khai. Tính tới ngày 9/7, lượng tiền mặt được cấp phát trực tiếp theo Chương trình chuyển khoản tiền mặt có điều kiện của Chính phủ (còn gọi là Chương trình 4Ps) đã lên tới 18,3 tỷ peso (369 triệu USD).
Số người thụ hưởng 4Ps là 4.219.182 người, trong khi số người thụ hưởng các chương trình ngoài 4Ps là 13.290.019 người. Ngoài ra, tính đến ngày 2/7, 785 triệu peso (15,8 triệu USD) đã được cấp phát cho 98.132 người điều khiển các phương tiện giao thông công cộng. Tuy vậy, DSWD đã phát hiện ra hơn 48.000 hộ gia đình được nhận hỗ trợ nhiều lần, trong đó 13.000 hộ đã tự nguyện hoàn trả lại.
Đợt cấp phát SAP đầu tiên cũng kéo theo rất nhiều tranh cãi và khiếu nại. Trước tình hình đó, Tổng thống Duterte đã kêu gọi Bộ Nội vụ và Chính quyền địa phương (DILG) tiến hành điều tra ngay lập tức mọi bất thường trong quá trình phân phối SAP.Ông Duterte cũng treo thưởng 30.000 peso (606 USD) cho bất kỳ ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ các quan chức địa phương trục lợi từ SAP. Theo Bộ trưởng DILG, ông Eduardo Año, có khoảng 886 quan chức địa phương đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc hình sự và hành chính do vi phạm trong quá trình phân phối tiền cứu trợ.
Ngoài ra, việc triển khai SAP cũng đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến việc xác minh, đối chiếu danh sách những người thụ hưởng giữa DSWD và chính quyền các địa phương; thách thức hậu cần trong việc tiếp cận các cộng đồng sinh sống ở vùng sâu, vùng xa; nguy cơ lây nhiễm cho các nhân viên DSWD do tiếp xúc với những người nhiễm COVID-19; chậm trễ trong việc cấp phát cứu trợ do số người lây nhiễm trong cộng đồng càng tăng.Xuất phát từ các khó khăn trên, DSWD hiện đã chọn cách cấp phát tiền trợ cấp thông qua chuyển khoản vốn nhanh và đáng tin cậy hơn, đồng thời đảm bảo tuân thủ các giao thức an toàn và y tế hiện hành. Việc chuyển khoản đã bắt đầu được tiến hành tại 4 thành phố Quezon, Caloocan, Makati và Pasig. Tính tới ngày 3/7, DSWD đã chuyển khoản 7 tỷ peso (141,4 triệu USD) cho hơn 1,38 triệu trong tổng số 5 triệu hộ gia đình được thụ hưởng SAP đợt hai./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
FTA với EU - cơ hội giúp Philippines vực dậy nền kinh tế
06:00' - 12/07/2020
Giữa bối cảnh đại dịch đang tạo ra các hậu quả tiêu cực Philippines nên tận dụng thời điểm này để "vực dậy" các cuộc đàm phán và bảo đảm FTA Philippines-EU tạo động lực giúp phục hồi kinh tế bền vững.
-
Thị trường
Việt Nam tham gia đấu thầu cung cấp 300.000 tấn gạo cho Philippines
18:35' - 09/06/2020
Trong phiên đấu thầu liên chính phủ trực tuyến ngày 9/6, các công ty từ bốn nước châu Á là Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ đã bày tỏ mong muốn cung cấp khoảng 300.000 tấn gạo cho Philippines.
-
Chuyển động DN
Philippines khôi phục một số chuyến bay quốc tế và nội địa
14:14' - 31/05/2020
Hãng hàng không quốc gia Philippines (PAL) sẽ khôi phục một số chuyến bay nội địa và quốc tế bắt đầu từ ngày 1/6 sau hơn 2 tháng tạm ngừng hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Philippines dự kiến công bố gói khôi phục kinh tế gần 17 tỷ USD
21:17' - 29/05/2020
Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Dominguez cho biết Chính phủ nước này đang cân nhắc một gói kích thích kinh tế trị giá 846 tỷ peso (16,7 tỷ USD) để khôi phục nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.