Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đặt ra 3 vấn đề cho ngành công thương
“Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực, đất nước còn nhiều khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp các ngành đã tích cực triển khai toàn diện các mặt công tác và đã đạt những kết quả quan trọng. Trong thành tựu chung đó có sự đóng góp của ngành công thương”- Phó Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả đóng góp của lãnh đạo Bộ Công Thương từ đầu nhiệm kỳ đến nay và 8 tháng năm 2024. Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cũng đặt ra 3 vấn đề đối với ngành công thương là tiếp tục hoàn thiện thể chế nhằm tháo gỡ vướng mắc khó khăn, kiến tạo trong phát triển. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương trực tiếp chỉ đạo xây dựng hoàn thiện thể chế pháp luật, kể cả văn bản pháp luật, như sửa đổi Luật Điện lực, Luật Hóa chất… và một loạt Nghị định sửa đổi. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phải tiếp tục cùng Chính phủ, Đảng, Nhà nước thúc đẩy phục hồi quá trình phát triển đất nước. Dù khó khăn đến mấy, ngành công thương phải là ngành chủ lực. Với tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương thực hiện 3 nội dung gồm xây dựng quy chế, quy định, nghị định để thúc đẩy, khuyến khích phát triển ngành điện, trước mắt là trong dự án năng lượng tái tạo (trong đó, có điện ngoài khơi); tiếp tục tập trung triển khai Quy hoạch quốc gia, Quy hoạch điện VIII; triển khai tháo gỡ dự án đang tồn đọng, trong đó có dự án điện, khí… để giải phóng nguồn lực phục vụ cho phục hồi kinh tế - xã hội; hợp tác, khai thác dầu khí và tăng cường hợp tác quốc tế với dự án đầu tư ra nước ngoài; xuất nhập khẩu, Chính phủ đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan thúc đẩy xuất nhập khẩu và tăng trưởng trong bối cảnh quốc tế phức tạp, đứt gãy chuỗi cung ứng, đứt gãy chuỗi sản xuất. Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị Bộ Công Thương cần tận dụng, khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký, đồng thời tiếp tục đàm phán, ký kết các FTA mới; trong đó, đàm phán FTA với khu vực vùng Vịnh. Trong lĩnh vực thương mại, Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Công Thương trong thời gian qua, kể cả trong điều kiện bão lụt, đã bảo đảm hàng hóa thông suốt thị trường, tăng thương mại trong nước, nhất là Cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Bộ Công Thương đã kết hợp với Bộ Ngoại giao và bộ, ngành liên quan mở rộng mạng lưới hàng hóa Việt Nam ra các thị trường nước ngoài; triển khai thương mại điện tử, đã thực hiện đúng theo xu hướng chung của thế giới và cần tiếp tục thúc đẩy xu thế này. Theo Phó Thủ tướng, việc chuyển đổi số, kinh tế số, ngoài đề xuất của Bộ Công Thương, đề nghị Bộ Công Thương làm việc với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) để triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Cùng đó, cũng cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Đối với kiến nghị của Bộ Công Thương cũng như kiến nghị của đại diện doanh nghiệp, Phó Thủ tướng cho biết sẽ yêu cầu Văn phòng Chính phủ tập hợp và giải quyết trong thời gian sớm nhất, tạo động lực cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo chỉ tiêu phát triển kinh tế.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Bộ Công Thương: Ưu tiên điều tiết mặt hàng thiết yếu đến vùng bị ảnh hưởng bão, lũ
21:10' - 14/09/2024
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan về việc ưu tiên điều tiết mặt hàng thiết yếu đến vùng bị ảnh hưởng bão, lũ.
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Công Thương trao tiền và hiện vật hỗ trợ khắc phục bão số 3
15:52' - 13/09/2024
Ngoài việc ủng hộ theo sự kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, lao động ngành công thương đã có những phần quà đóng góp, chia sẻ khó khăn chung với tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ chậm tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
14:55'
Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột do UBND tỉnh Đắk Lắk làm đơn vị chủ quản đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 120 gian hàng được trưng bày tại Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế 2025
14:32'
Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đối tác chính thức khai mạc Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế - iTech Expo 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vân Phong “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư chiến lược
14:32'
Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi và tích cực mời gọi nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đến đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
14:31'
Sáng 9/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp thông qua Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, Thành phố Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấp thuận chủ trương đầu tư 4 bến cảng Lạch Huyện với tổng số vốn 24.846 tỷ đồng
13:56'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhất từ năm 2020 đến nay
12:57'
Cục Thống kê nhận định sản xuất công nghiệp Việt Nam về cơ bản sẽ tiếp đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025, dù phải đối phó với nhiều thách thức và chi phí toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác tối đa dư địa cho tăng trưởng
12:14'
Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%, 6 tháng cuối năm, các địa phương cần khai thác tối đa các dư địa tăng trưởng, thực hiện đồng bộ, linh hoạt và kịp thời các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế.