Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Quy hoạch sử dụng đất cần có tầm nhìn phát triển
Ngày 17/9, tại Trụ sở Chính phủ, Hội đồng thẩm định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) đã họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng.
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia có vai trò rất quan trọng, phải đi trước một bước, làm cơ sở cho quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch vùng và địa phương có liên quan đến sử dụng đất, tạo tính liên kết liên vùng; bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tôn trọng tự nhiên.
Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất nhằm đề ra định hướng đưa đất đai thực sự là nguồn lực quan trọng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường, tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Quy hoạch được triển khai theo phương pháp tiếp cận hai chiều (từ trên xuống, từ dưới lên) với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương, các đối tượng của quy hoạch sử dụng đất được đặt trong mối quan hệ tổng thể đa ngành, đa lĩnh vực, nhiều yếu tố tác động đến sử dụng đất.
Tại phiên họp, Hội đồng đã nghe, thảo luận về báo cáo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025); báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Hội đồng.
Quy hoạch đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược về đất đai
Sau khi lắng nghe các ý kiến thành viên Hội đồng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành – Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025). Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất đai vừa là cơ sở, vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội.
"Nếu không làm kỹ càng, bài bản, khoa học, không có tầm nhìn thì quy hoạch sử dụng đất không tạo được diện mạo, không gian phát triển cho mỗi ngành, mỗi địa phương, cũng như cả nước” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Do đó, yêu cầu đặt ra là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai vừa phải có tính thực tiễn cao để phục vụ phát triển, vừa phải có tính khoa học, thận trọng để bảo đảm có được không gian, tầm nhìn phát triển, nhất là bám sát mục tiêu, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước.
Đánh giá công tác lập quy hoạch, Phó Thủ tướng cho rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều nỗ lực, hoàn thiện khối lượng công việc lớn trong một thời gian ngắn.
Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch một cách bài bản, khoa học, công phu để hoàn thiện dự thảo trình ra Hội đồng. Các ủy viên Hội đồng cũng đã tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình xây dựng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để tổng kết việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2020, đánh giá mặt được, chưa được, phân tích nguyên nhân chủ yếu, đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng; đồng thời đúc rút những bài học kinh nghiệm trong lập quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch, cơ quan chủ trì bám sát nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong quá trình chuẩn bị, nhiều hội nghị, hội thảo của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan trung ương được tổ chức; đã lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia.
Hồ sơ quy hoạch đã được gửi tới các ủy viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu, cho ý kiến. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp thu, hoàn thiện để báo cáo Hội đồng.
Phó Thủ tướng cho rằng, về cơ bản dự thảo Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất đã đáp ứng 2 mục tiêu lớn là đã xác định được định hướng phân bổ không gian và chỉ tiêu sử dụng các nhóm đất lớn (nông nghiệp, đất rừng, đất phi nông nghiệp, …) từ đó tạo ra được quỹ đất để phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh; đồng thời bám sát chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội về các định hướng chiến lược lớn trong lĩnh vực đất đai.
Theo đó, quy hoạch, kế hoạch đã chú trọng việc bảo đảm quỹ đất cho phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp, hạ tầng đô thị, cho an ninh, quốc phòng; đồng thời vẫn bảo đảm thực hiện các định hướng lớn, các chỉ tiêu mà Đảng, Quốc hội đưa ra.
Phó Thủ tướng lấy ví dụ, dự thảo đề xuất chỉ tiêu đến năm 2030 cả nước có 15,8 triệu ha đất phục vụ mục đích phát triển rừng, tương đương khoảng 48% tổng diện tính tự nhiên của cả nước.
Đây là cơ sở để đạt độ che phủ rừng đến năm 2030 duy trì ở mức 42% như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra. Về chỉ tiêu quỹ đất chuyên trồng lúa đến năm 2030, theo dự thảo Quy hoạch là khoảng 3,57 triệu ha, cao hơn so với mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đặt ra (đến năm 2030 có 3,5 triệu ha đất lúa).
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng lưu ý việc quy hoạch đất phục vụ phát triển các vùng, khu vực ven biển. Thực tế thời gian qua, khu vực ven biển đã trở thành động lực phát triển của nhiều địa phương.
Trong đó, việc quy hoạch và đầu tư xây dựng các tuyến đường ven biển tạo ra tiềm năng phát triển rất lớn.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tiếp thu các ý kiến, tập trung hoàn thiện quy hoạch để trình các cấp có thẩm quyền theo quy định./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch tốt, nhân tố cốt lõi để có nhà đầu tư tốt
07:36' - 17/09/2021
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn về triển khai lập quy hoạch cho thời kỳ 2021 - 2030 đã được các cấp có thẩm quyền ban hành cơ bản đầy đủ và đồng bộ.
-
Bất động sản
Quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
20:41' - 14/09/2021
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1508/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Quy hoạch và liên kết vùng tốt sẽ tận dụng được tiềm năng, lợi thế sẵn có
09:41' - 14/09/2021
Yêu cầu các địa phương nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 đảm bảo triển khai ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo về thực hiện Dự án thành phần 3 dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột
06:08'
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản về tình hình thực hiện Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh tăng 5,87% trong quý 2/2023
20:41' - 01/06/2023
Tốc độ tăng trưởng GRDP của TPHCM quý 2/2023 tăng 5,87% so với cùng kỳ. Các chỉ số công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... đều có chỉ số tăng trưởng tốt, góp phần chung vào tăng trưởng chung GRDP.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần thực hiện 3 khâu đột phá cho tăng trưởng kinh tế
20:13' - 01/06/2023
Tiến sỹ Trần Hữu Hiệp, chuyên gia Kinh tế, Giảng viên Trường Đại học FPT Cần Thơ cho rằng, những yếu kém bên trong của nền kinh tế Việt Nam là do 3 năm chịu sự tác động nặng nề của COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện chạy bằng than, dầu, khí vẫn được duy trì để bảo đảm an toàn hệ thống
19:34' - 01/06/2023
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, cơ chế giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp như khung giá hiện hành là phù hợp giá thế giới và thực tiễn kinh tế - xã hội trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần chính sách hài hòa giữa các bên trong phát triển năng lượng tái tạo
16:15' - 01/06/2023
Ngày 1/6, bên lề Kỳ họp, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn Bắc Giang) về chủ trương khuyến khích đầu tư loại hình năng lượng tái tạo này.
-
Kinh tế Việt Nam
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai dự án đường cao tốc
16:00' - 01/06/2023
Bộ GTVT tổ chức Hội nghị trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong triển dự án cao tốc với các địa phương. Trong đó có những bài học rút ra từ thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thi công,…
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án hồ thủy lợi vẫn dang dở sau nhiều năm thi công
15:23' - 01/06/2023
Sau 5 năm triển khai thi công Dự án hồ chứa nước Lộc Đại ở xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, đến nay công trình vẫn còn dang dở.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định quy hoạch
13:08' - 01/06/2023
Chính phủ cần bổ sung giải pháp cụ thể hơn, tập trung chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch chuyên ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ vướng cơ chế, tránh phát sinh chi phí cho doanh nghiệp
12:42' - 01/06/2023
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 1/6 các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, Nhà nước và xã hội cần chia sẻ, chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.