Phó Thủ tướng: Tạo chuyển biến trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Tại buổi thăm và làm việc với Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) chiều 14/2, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính Phủ, Trưởng ban chỉ đạo 389 Quốc gia dự báo: Năm 2019, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vi phạm an toàn thực phẩm tiếp tục diễn biến phức tạp.
Do đó, lực lượng quản lý thị trường cần triển khai những giải pháp cụ thể để tạo chuyển biến trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, tới đây lực lượng quản lý thị trường phải quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, chỉ đạo của Bộ Công Thương và cấp ủy, chính quyền địa phương về kiểm tra, kiểm soát thị trường nói chung.
Bên cạnh đó, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, để đẩy lùi hàng lậu, hàng giả, lực lượng cần nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để kịp thời đấu tranh ngăn chặn, xử lý.
Mặt khác, đẩy mạnh việc rà soát, phát hiện những bất cập trong cơ chế chính sách để kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng trong đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm.
Cùng đó, đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng để công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Phó Thủ tướng yêu cầu, lực lượng quản lý thị trường khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự, biên chế để nhanh chóng ổn định tổ chức và hoạt động.
Qua đó, tập trung lực lượng vào đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đặc biệt, xây dựng lực lượng quản lý thị trường trong sạch, vững mạnh, không tham nhũng, tiêu cực, kiên quyết đưa ra khỏi lực lượng những công chức, người lao động có hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, gây phiền hà khi thực thi công vụ hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Cuối cùng, lực lượng quản lý thị trường cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Ngoài ra, tổ chức ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng và kiểm tra đối với những cơ sở kinh doanh đã ký cam kết và xử lý nghiêm những trường hợp đã ký cam kết nhưng vẫn vi phạm.
Tiếp thu chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, ngay sau buổi làm việc này, Bộ Công Thương và lực lượng quản lý thị trường sẽ triển khai khắc phục sớm những vấn đề tồn tại, vướng mắc; xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia giao.
Năm 2019 và thời gian tiếp theo, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các Bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng sẽ tiếp tục phát huy kết quả đạt được và sớm khắc phục những hạn chế, tồn tại để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: Năm 2018, lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi của người tiêu dùng.
Theo thống kê, lực lượng đã kiểm tra trên 155 nghìn vụ; phát hiện, xử lý gần 92 nghìn vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 490 tỷ đồng; ước trị giá hàng tịch thu chưa bán gần 93 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích, kết quả đạt được, ông Trần Hữu Linh cũng thẳng thắn thừa nhận việc quản lý thị trường cũng còn không ít khó khăn, tồn tại cần khắc phục.
Điều này thể hiện qua sự cắt giảm về tổ chức và nhân sự ngay tại thời điểm thành lập Tổng cục khiến việc chuyển giao, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự gặp một số khó khăn, lúng túng, gây xáo trộn về tổ chức, ảnh hưởng đến tâm lý của một bộ phận công chức, nhất là công chức lãnh đạo, quản lý ở các đơn vị sáp nhập.
Không những thế, việc kiện toàn nhân sự của Tổng cục Quản lý thị trường cũng gặp những khó khăn, vướng mắc; năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức quản lý thị trường chưa đồng đều; điều kiện làm việc như trụ sở, kinh phí, trang thiết bị còn thiếu thốn, biên chế còn mỏng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả..../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kiểm tra chống hàng lậu, hàng giả dịp Tết
16:09' - 02/02/2019
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã dẫn đầu Đoàn công tác về kiểm tra chống hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019 tại địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Hải Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy lùi hàng lậu, hàng giả dịp Tết nguyên đán
14:40' - 02/02/2019
Dịp Tết đến, Xuân về cũng là cơ hội để hàng lậu, hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ xâm nhập thị trường.
-
Thị trường
Giải pháp "hạ nhiệt" buôn lậu thuốc lá
10:06' - 23/01/2019
Vốn có sức hấp dẫn do lợi nhuận cao nên tình hình buôn lậu thuốc lá luôn "nóng" tại khu vực biên giới Tây Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.