Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tạm dừng tái xuất thịt lợn qua các cửa khẩu phụ
Ngày 28/4, tại cuộc họp khẩn với một số bộ, ngành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân chăn nuôi lợn, một giải pháp cấp bách được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện là hướng dẫn ngay việc tạm dừng tái xuất thịt lợn và các phủ tạng của lợn đông lạnh qua các cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh giá thịt lợn ngày càng xuống thấp, khiến các hộ chăn nuôi đứng trước nguy cơ phá sản.
Tại cuộc họp, các ý kiến đều cho rằng, ngành chăn nuôi của nước ta trong những năm qua đã phát triển nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu sản phẩm thịt trong nước và từng bước vươn ra xuất khẩu với sản phẩm đa dạng hơn, chất lượng ngày càng cao, giá thành ngày càng hạ.
Ngành chăn nuôi đã có đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, từ cuối năm 2016 đến nay, ngành chăn nuôi lợn phát triển quá nóng dẫn đến cung vượt cầu quá lớn, giá thịt lợn giảm sâu đã ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi, nhất là các hộ nông dân nghèo, các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Các ý kiến đã đề xuất, phân tích sâu nhiều giải pháp trước mắt, trung và dài hạn để tháo gỡ những khó khăn cho ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn, giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn, ổn định phát triển. Để sản phẩm chăn nuôi đủ sức cạnh tranh cả ở thị trường trong nước và quốc tế cả về chất lượng, an toàn thực phẩm và giá cả, yêu cầu phải có các giải pháp cả trước mắt và lâu dài.
Các giải pháp này bao gồm xây dựng, hướng dẫn, giám sát thực hiện quy hoạch chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất, hạ giá thành và chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi để tăng sức mua trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; rà soát điều chỉnh hạn chế mở mới các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp; giảm quy mô đàn lợn, nhất là đàn lợn nái, điều chỉnh lại cơ cấu chất lượng đàn giống, phương thức chăn nuôi phù hợp với từng phân khúc thị trường; tổ chức lại sản xuất chăn nuôi có hiệu quả theo các chuỗi liên kết từ cung cấp đầu vào cho sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, lấy doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại làm động lực, người dân làm chủ thể chính nhằm kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm và điều tiết cung cầu thị trường các sản phẩm chăn nuôi.
Kết luận cuộc họp, yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương tập trung đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thịt tại thị trường nội địa, tuyên truyền hoặc có văn bản gửi các doanh nghiệp chế biến lớn, các khu công nghiệp, các đơn vị của lực lượng vũ trang để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thịt trong nước nhằm chia sẻ bớt khó khăn với người chăn nuôi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương trong việc chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở có năng lực dự trữ, chế biến, tiêu thụ tăng cường thu mua giết mổ cấp đông thịt lợn, thịt gia cầm trong các tháng mùa hè sắp tới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh áp dụng các giải pháp về công nghệ, quản lý phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, giá bán các sản phẩm đầu vào của ngành chăn nuôi, nhất là thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ngoại giao tập trung mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy nhanh các biện pháp đàm phán tìm thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chỉ đạo Sở Công Thương làm việc với các doanh nghiệp chế biến, giết mổ, phân phối rà soát chi phí trong các khâu nhằm giảm các chi phí trung gian, giảm sự chênh lệch giữa giá thu mua và giá bán lẻ; tổ chức chương trình kết nối giữa các doanh nghiệp và vùng sản xuất, tăng cường thu mua chế biến, cấp đông; kêu gọi các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường ký kết các hợp đồng tiêu thụ lợn thịt với các trang trại chăn nuôi để tạo nguồn cung ổn định phục vụ công tác bình ổn và bảo đảm thu mua lợn thịt cho người chăn nuôi với giá cả hợp lý.
Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng có giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi, đặc biệt nông dân trong việc giảm, giãn nợ, hạ lãi suất đối với các khoản vốn đã vay; tiếp tục cho vay mới đối với người chăn nuôi, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y bị ảnh hưởng do giá sản phẩm thịt lợn giảm sâu.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các bộ chức năng, có giải pháp tháo gỡ khó khăn để tiếp tục ổn định phát triển chăn nuôi./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Giải cứu ngành chăn nuôi lợn: Doanh nghiệp chấp nhận kinh doanh không lãi
20:12' - 28/04/2017
Việc hạ giá bán, tăng mua sẽ hỗ trợ người chăn nuôi nhưng bản thân doanh nghiệp cũng gặp khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
"Giải cứu" thịt lợn: Nhiều tổ chức, đoàn thể cam kết tiêu thụ
17:15' - 28/04/2017
Đại diện các tổ chức, đoàn thể đã cam kết tiêu thụ thịt lợn đang tồn cho người chăn nuôi, nhằm chia sẻ với người chăn nuôi trong lúc khó khăn này.
-
Hàng hoá
Thu mua lợn sữa, lợn thịt, giải cứu cho người chăn nuôi
14:23' - 28/04/2017
Nhiều công ty đang tăng cường thu mua lợn sữa, lợn thịt để chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và dự trữ cấp đông nhằm tiêu thụ nguồn lợn thịt đang tồn đọng trên thị trường Thanh Hóa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.