Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Còn "trên nóng dưới lạnh" trong bộ máy hành chính
Phát hiện 157 văn bản trái pháp luật
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong năm 2017, nhất là các thể chế về doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh và an sinh xã hội. Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã giảm 41,67% so với cùng kỳ năm 2016.
Năm 2017, không còn tình trạng nợ văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Tình trạng nợ ban hành thông tư đã giảm 24 văn bản so với cùng kỳ năm 2015 và giảm 5 văn bản so với cùng kỳ năm 2016, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết. Cũng theo Thứ trưởng Trần Tiến Dũng, năm qua, Bộ Tư pháp đã kiểm tra 5.848 văn bản, phát hiện và kết luận, đề nghị xử lý đối với 157 văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền ban hành. Đến nay, 74 văn bản có kết luận kiểm tra trong năm 2017 đã được xử lý.Ngoài ra, Bộ Tư pháp đã có công văn báo cáo, kiến nghị Thủ tướng xử lý đối với 19 văn bản trái pháp luật đã được thông báo/kết luận trước năm 2016 nhưng chưa xử lý, cơ bản đã xử lý xong 12 văn bản.
Về cải cách thủ tục hành chính, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết Chính phủ đã ban hành 17 nghị quyết phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư; 4 nghị quyết yêu cầu các bộ rà soát, loại bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, hạn chế cạnh tranh lành mạnh và gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.Đến nay, có 17/19 bộ, cơ quan ngang bộ đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, với tổng số dịch vụ cung cấp trực tuyến mức độ 3 là 549; mức độ 4 là 377 dịch vụ. 58/63 tỉnh, thành phố đang cung cấp tổng số 13.830 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Còn theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành, thực hiện nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đến nay đã cắt giảm, đơn giản hóa được hơn 5.000 thủ tục hành chính, giảm 24 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.Đồng thời đã cắt giảm, đơn giản hóa nhiều điều kiện kinh doanh trên các lĩnh vực rượu, hóa chất…; đang tiếp tục xây dựng các văn bản để cắt giảm gần 3.000 điều kiện kinh doanh, đảm bảo các quy định theo Luật Đầu tư.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, Ngân hàng Thế giới đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 hạng, đóng góp vào chỉ số này có vai trò của Bộ Công Thương và Nông nghiệp – Phát triển nông thôn trong sửa đổi các thể chế chính sách, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện kê khai thu nộp, thanh toán, quản lý bằng phương thức điện tử. Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh bày tỏ, nếu không cải cách, chính ngành mình sẽ “chết trước”. Bởi trước đây ngành Bảo hiểm xã hội phải làm cả thứ bảy, chủ nhật, nhiều người phải xin ra khỏi ngành vì không chịu nổi. Sau khi cải cách hành chính, kết quả rõ nhất là đã giải phóng được sức lao động, chỉ phải làm thứ bảy, còn chủ nhật nghỉ thay vì phải làm như trước đây.Tạo chuyển biến của toàn hệ thống chính trị và bộ máy công quyền
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác cải cách hành chính vẫn còn những mặt hạn chế. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chỉ ra rằng vẫn còn tình trạng ban hành văn bản trái pháp luật, thậm chí có chiều hướng gia tăng, số văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền được phát hiện tăng 21% so với năm 2016. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong năm 2018 là xử lý 83 văn bản trái luật.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; tổ chức bộ máy nhiều nơi vẫn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn khó khăn, vướng mắc, chưa đạt yêu cầu đề ra; triển khai xây dựng Chính phủ điện tử còn chậm, kết quả còn hạn chế, ý thức phục vụ người dân theo tinh thần công bộc của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế.
“Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do sức ỳ của bộ máy hành chính các cấp trong việc thay đổi thói quen, cách làm cũ còn lớn, còn tình trạng "trên nóng dưới lạnh", trên chuyển dưới chưa chuyển và một bộ phận công chức không hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế về năng lực, yếu kém về đạo đức, trở thành lực cản lớn đối với công cuộc cải cách”, Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát huy và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, phổ biến quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, làm chuyển biến nhận thức trong toàn hệ thống chính trị và bộ máy công quyền. “Làm cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: cán bộ là công bộc của dân, phải gần dân, hiểu dân, học dân, trọng dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”, Phó Thủ tướng nêu rõ. Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước; gắn kết chặt chẽ công tác cải cách hành chính của bộ, ngành với cải cách hành chính của các địa phương để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong cải cách hành chính của từng ngành, lĩnh vực.Đẩy mạnh thực hiện đổi mới, sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phân cấp thẩm quyền giải quyết công việc và gắn kết chặt chẽ với các chính sách tinh giản biên chế.
Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật, đặc biệt là thể chế về phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, giáo dục và đào tạo để tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng chỉ rõ các bộ, ngành tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về đầu tư; sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, trong đó tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, 50% điều kiện đầu tư kinh doanh; đều đặn tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp…Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, thuế, hải quan, nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng công nghệ thông tin, khởi nghiệp, phát triển du lịch, tiếp cận tín dụng, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công, lý lịch tư pháp, hộ tịch.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng đi đầu trong rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính
19:14' - 16/01/2018
Một trong những điểm sáng của ngành xây dựng năm 2017 là cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính được quan tâm đặc biệt, có chuyển biến mạnh mẽ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương tiên phong trong cắt giảm thủ tục hành chính
16:06' - 15/01/2018
Bộ Công Thương đã gạt bỏ lợi ích cục bộ, trở thành Bộ tiên phong trong cắt giảm thủ tục hành chính, năng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với đề xuất cắt bỏ hàng loạt thủ tục điều kiện kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Minh bạch các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân
09:14' - 13/01/2018
Long An kiến nghị các bộ, ngành ở Trung ương đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ngành, địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải cách hành chính để giữ chân doanh nghiệp nông nghiệp
08:28' - 30/12/2017
Nhìn nhận lại năm 2017 và những nhiệm vụ đạt ra với ngành năm 2018, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã có những chia sẻ với phóng viên BNEWS.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Phó Thủ tướng Liên bang Nga
20:39' - 13/01/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có cuộc làm việc với Phó Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Nikolayevich Chernyshenko, Chủ tịch Phân ban Nga.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát lại tổng thể tiến độ triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
19:54' - 13/01/2025
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và ACV rà soát lại tổng thể tiến độ triển khai, đánh giá về hiệu quả kinh tế tổng thể khi rút ngắn tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosatom, Liên bang Nga
19:33' - 13/01/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của Liên bang Nga đối với Việt Nam trong việc đào tạo các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 10, Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
19:06' - 13/01/2025
Ban Chỉ đạo rà soát tình hình, tiến độ triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về “tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 18% diện tích đã có nước cho gieo cấy vụ Đông Xuân
18:59' - 13/01/2025
Đến 17h ngày 13/1, tổng diện tích có nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 90.284 ha, đạt 18,5% (tăng 4,9% so với ngày 12/1).
-
Kinh tế Việt Nam
Bạc Liêu đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 8 - 9%
18:17' - 13/01/2025
Chiều 13/1, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rau màu vụ Đông được mùa, được giá
15:26' - 13/01/2025
Năm nay, thời tiết thuận lợi, cây rau màu phát triển tốt, giá bán cũng cao hơn so với mọi năm, nông dân rất phấn khởi.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Khamphao Ernthavanh: Việt Nam đã giúp Lào hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN
15:08' - 13/01/2025
Nhân dịp năm mới 2025, Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về quan hệ giữa hai nước trong năm 2024, đề xuất các lĩnh vực hợp tác tiềm năng các năm tiếp theo.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
12:48' - 13/01/2025
Sáng 13/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.