Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Không để xảy ra trục lợi chính sách trong cổ phần hóa
Ngày 19/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì buổi làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ được giao sau hơn một năm Ủy ban này đi vào hoạt động.
Xử lý 201 việc dở dang, khó khăn, tồn đọng
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cho biết, sau khi tiếp nhận đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty, Ủy ban phải tiếp tục xử lý 259 việc các bộ đang xử lý dở dang; trong đó có nhiều việc phức tạp, nhiều vướng mắc, khó khăn, tồn đọng qua nhiều năm; có việc liên quan đến thanh tra, kiểm tra, điều tra, xét xử, kỷ luật, thay thế cán bộ. Đến nay, Ủy ban đã chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, cơ quan xử lý 201/259 việc.
Ủy ban đã giải quyết theo thẩm quyền, trách nhiệm đối với đề nghị của 19 tập đoàn, tổng công ty về sản xuất, kinh doanh, đầu tư, vay vốn nước ngoài, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.Về cơ bản, 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực Nhà nước giao, thể hiện được vai trò trong việc góp phần bảo đảm một số cân đối lớn của nền kinh tế, là công cụ quan trọng để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát...
Hầu hết các tập đoàn, tổng công ty đã thiết lập tương đối đầy đủ hệ thống quản trị, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, quy trình sản xuất, kinh doanh, đầu tư, là cơ sở cho quản lý, điều hành hoạt động.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hiện vẫn còn không ít khó khăn liên quan đến công tác cán bộ (khó tuyển dụng cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi và kinh nghiệm quản lý, thiếu kiểm soát viên); vướng mắc trong triển khai đề án tái cơ cấu doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và tái cơ cấu doanh nghiệp; quyết định các dự án đầu tư; chuyển giao quyền và trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với dự án đầu tư công từ các bộ về Ủy ban...
Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có 4 dự án đầu tư lớn có vướng mắc, khó khăn và chậm tiến độ gồm dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủy điện Luang Prabang (Lào), và dự án thăm dò khai thác dầu khí tại 4 lô – Khu tự trị Nhenhexky (Nga).
Tại buổi làm việc, đại diện các bộ, ngành cơ bản đồng tình với báo cáo và các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp để giải quyết các vấn đề tồn đọng của doanh nghiệp.
Cơ cấu lại toàn diện sản xuất kinh doanh, tài chính, nhân sự và quản trị
Đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của tập thể lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban và 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong trong thời gian qua, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình ghi nhận, Ủy ban đã chỉ đạo, điều phối hoạt động của 19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành cơ bản các mục tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh đề ra.
Doanh thu đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận đạt gần 100 nghìn tỷ đồng, tăng 17,6% so với kế hoạch; nộp ngân sách đạt trên 221 nghìn tỷ đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Ủy ban cũng đã tiếp nhận và thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án ngành công thương.
Nhấn mạnh các nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban sát cánh cùng các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành việc triển khai các Đề án cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt; khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; tập trung cơ cấu lại toàn diện về sản xuất kinh doanh, tài chính, đầu tư, nhân sự và quản trị của tập đoàn, tổng công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động.
“Đánh giá lại PVN, rất nhiều tổ chức công ty con trong Tập đoàn, nhưng mang tính khép kín, trước đây thiếu giám sát, kiểm tra, dẫn đến thất thoát tham nhũng rất lớn”, Phó Thủ tướng lưu ý, đồng thời nhấn mạnh cơ cấu tổ chức bộ máy phải theo quy định của pháp luật, đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước.
Ủy ban phải quản lý, kiểm soát hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, không để xảy ra tham ô, tham nhũng nhưng phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, phát huy sức mạnh của 19 tập đoàn, tổng công ty này là “quả đấm” của nhà nước, giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan, khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo Thường trực Chính phủ tại cuộc họp ngày 17/3/2020, báo cáo đề xuất Chính phủ để xem xét, quyết định đối với kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Phó Thủ tướng lưu ý, các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố xem xét, giải quyết các vướng mắc, khó khăn và phê duyệt phương án sắp xếp đất đai và sử dụng các cơ sở nhà đất đúng thời gian quy định, không để ảnh hưởng đến tiến độ cơ cấu lại, cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước.
“Không để thất thoát đất đai của nhà nước vào tay tư nhân, phải tính đầy đủ giá trị khi cổ phần. Không để tình trạng như vừa qua, liên doanh với tư nhân rồi bán hết cổ phần cho tư nhân để chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp thành đất kinh doanh thương mại, dịch vụ, ăn khoản chênh lệch địa tô rất lớn, nhất là những nơi đắc địa. Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế, thúc đẩy cổ phần hóa nhưng phải đảm bảo không để trục lợi chính sách, lợi ích nhóm chi phối”, Phó Thủ tướng chỉ rõ.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng chỉ đạo Ủy ban tập trung đánh giá khó khăn do tác động của động của dịch đối với hoạt động điều hành sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, đặc biệt là các ngành hàng không, dầu khí, đường sắt...
Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách (vốn vay ngân hàng, thuế...) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp trực tuyến của tháng 3/2020.
Theo Phó Thủ tướng, Ủy ban, các bộ, ngành phải tính toán, đánh giá, tập trung vào những nội dung ưu tiên để thúc đẩy, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án, đây cũng là điều kiện để chúng ta tranh thủ xây dựng, phát triển hạ tầng để khi dịch qua đi có thể thúc đẩy phát triển nhanh các lĩnh vực còn hạn chế.
Chẳng hạn, với ngành hàng không hiện không vận chuyển được nhiều hành khách có thể chuyển sang vận tải hàng hóa để bù đắp phần nào chi phí.
Nguyên tắc đặt ra là phải bảo đảm mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa duy trì tăng trưởng, không để sụt giảm. Tới nay Chính phủ chưa có chủ trương hạ chỉ tiêu phát triển nên vẫn phải quyết tâm, quyết liệt.
Có tình trạng ngại việc, sợ trách nhiệm
Đề cập đến vấn đề con người, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, hiện có tâm trạng ngại việc, sợ trách nhiệm, sợ làm là dính đến quy định của pháp luật nên cầm chừng, thoái lui.
Dẫn chứng từ 12 dự án yếu kém, chậm tiến độ của ngành công thương khiến nhiều người bị điều tra, truy tố, xét xử, Phó Thủ tướng cho rằng, việc đó không thể không làm, “khối u thì phải cắt bỏ”. Hay như dự án Khu đô thị Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh) ứng vốn nhà nước hơn 20.000 tỷ đồng tới hơn chục năm không trả, ngoài ra còn vay thêm ngân hàng, lãi phát sinh ngân sách phải gánh.
Từ những dẫn chứng trên, Phó Thủ tướng nêu rõ, công chức nhà nước phải đề cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
“Anh nào cũng muốn có vị trí, được bổ nhiệm, nhưng đề xuất thì sợ trách nhiệm. Anh nào sợ trách nhiệm thì thôi xin nghỉ để người khác làm, nếu trì trệ quá, không hoàn thành nhiệm vụ phải kiểm điểm, kỷ luật. Còn nếu anh phát huy hết phẩm chất, năng lực, đạo đức, tinh thần trách nhiệm và nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững pháp luật, đề xuất có căn cứ thì không ai phạt anh được”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ Tư pháp, Nội vụ tính đến cơ chế cho phép cán bộ, công chức thấy vấn đề trái phái luật được bảo lưu và được bảo vệ, giống như bảo vệ nhân chứng, người tố cáo; bảo vệ cán bộ, công chức có lòng dũng cảm dám phát hiện cái sai và bảo lưu ý kiến của mình, báo cáo Chính phủ trong tháng 4/2020.
“Sợ, không làm thì bộ máy trì trệ, đất nước làm sao phát triển được”, Phó Thủ tướng chỉ rõ. Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ quán triệt tinh thần phát huy trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao phẩm chất, năng lực, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm để thúc đẩy bộ, ngành mình đi lên, khuyến khích công chức đổi mới sáng tạo, đóng góp tài năng, phát huy dân chủ. Phải có thái độ ứng xử văn hóa trong bộ máy nhà nước, không lấy quyền thủ trưởng để “đè”, mắng mỏ công chức./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Giải quyết vướng mắc về đất đai để đẩy nhanh cổ phần hóa
08:23' - 17/03/2020
Đến nay mới có 1 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa, còn 92 doanh nghiệp sẽ phải hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa trong năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Giữ nguyên phạm vi điều chỉnh Luật Giao thông đường bộ hiện hành
21:29' - 11/03/2020
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 81/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về Đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Không để dự án đường dây 500 kV mạch 3 chậm tiến độ hơn nữa
13:40' - 06/03/2020
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, các địa phương tích cực vận động người dân về giải phóng mặt bằng, đảm bảo thuận lợi cho việc thi công công trình, không để dự án bị chậm tiến độ hơn nữa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50'
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48'
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.