Phối hợp chống gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu
Nhằm nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, lành mạnh hóa thị trường xăng dầu và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, chiều tối 3/7, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã ký kết quy chế phối hợp với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Tại Lễ ký kết, ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường) cho biết, thời gian qua, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng xăng dầu diễn biến phức tạp với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng.
Báo cáo của Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho thấy, từ đầu 2019 đến nay, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 673/1.825 vụ việc liên quan đến mặt hàng xăng dầu; trong đó, tịch thu 32 cột đo xăng dầu,17 bộ chi tiết đo, 37 chứng chỉ kiểm định phương tiện đo; tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của 19 cửa hàng xăng dầu vi phạm, đình chỉ hoạt động 9 cửa hàng; tịch thu gần 85.850 lít xăng các loại...
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh, các đối tượng thường lợi dụng thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu tăng để găm hàng, thu lợi bất chính; bán xăng dầu không rõ nguồn gốc; kinh doanh xăng dầu không có Giấy xác nhận đủ điều kiện...
Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường đã triển khai nhiều kế hoạch tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu, tuy nhiên, hành vi vi phạm của các đối tượng ngày càng tinh vi, khó phát hiện.
Ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh, việc ký kết Quy chế phối hợp ngày hôm nay là điều kiện cần và đủ giúp Tổng cục Quản lý thị trường có những thông tin kịp thời về tình hình thị trường xăng dầu trong nước.
Cùng với đó, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, lành mạnh hóa thị trường xăng dầu và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Cũng theo ông Trần Hữu Linh, vì có nhiều ngành cùng tham gia quản lý mặt hàng xăng dầu nên Quy chế phối hợp giữa các bên nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý.
Mặt khác, quy định rõ trách nhiệm của từng ngành để tránh việc kiểm tra, xử lý bị chồng chéo, đổ lỗi trách nhiệm khi xảy ra những vấn đề gây bức xúc trong dư luận.
Ông Phạm Đức Thắng - Tổng Giám đốc Petrolimex khẳng định, thời gian qua, Tập đoàn cũng liên tục thành lập các đoàn đi thanh tra, kiểm tra những vấn đề liên quan đến mặt hàng xăng dầu.
Petrolimex có khoảng 2.560 cửa hàng kinh doanh, cùng với gần 15.000 cửa hàng xăng dầu của toàn xã hội; trong đó gần 4.000 cửa hàng nhượng quyền thương mại.
Tuy nhiên, do số lượng quá lớn nên cán bộ công nhân viên của đơn vị không thể kiểm soát, kiểm tra toàn diện được, nhất là trong vấn đề nhượng quyền thương mại.
Chính vì thế, việc ký kết Quy chế phối hợp với lực lượng quản lý thị trường sẽ hỗ trợ Petrolimex trong quản lý hệ thống phân phối và bảo vệ thương hiệu, nhất là trong điều kiện các cửa hàng xăng dầu Petrolimex lớn và phân bố rộng khắp toàn quốc.
Theo ông Phạm Đức Thắng, việc ký kết ngày hôm nay giữa hai đơn vị mang lại ý nghĩa to lớn, giúp lành mạnh hóa thị trường xăng dầu; quá trình kiểm tra, kiểm soát được hoàn thiện hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Mặt khác, việc này còn giúp nâng cao nhận diện thương hiệu của Petrolimex với người tiêu dùng, nhất là gần đây vấn đề vi phạm trong lĩnh vực này nổi lên rất nhiều.
Do đó, ông Phạm Đức Thắng cam kết ngay sau khi Quy chế phối hợp thực thi, Petrolimex sẽ cùng phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, triển khai chi tiết, chỉ đạo các đơn vị, Tổng Công ty để có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên và đánh giá thường xuyên hàng quý, 6 tháng và cả năm.
Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Quản lý thị trường và Petrolimex được triển khai dựa trên nguyên tắc, hai bên phải tuân thủ đúng quy định pháp luật; đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bên.
Hơn nữa, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mỗi bên nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý thị trường trong lĩnh vực xăng dầu; đáp ứng yêu cầu của việc đấu tranh chống gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực xăng dầu.
Hình thức phối hợp của Quy chế thông qua gặp gỡ trực tiếp, qua các phương tiện thông tin liên lạc, gửi văn bản (hai bên thống nhất lập phụ lục danh sách các đầu mối thường trực phối hợp gồm: đơn vị, tên, địa chỉ, số điện thoại…) kèm theo quy chế này.
Cùng với đó, tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ, đột xuất về các vấn đề liên quan đến nội dung phối hợp; xây dựng, triển khai các kế hoạch cụ thể hàng năm và báo cáo định kỳ cũng như tổ chức sơ kết, tổng kết việc phối hợp theo quy chế này./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Quản lý thị trường phổ biến văn bản và các quy định đối với dán nhãn năng lượng
21:36' - 30/06/2020
Chương trình dán nhãn năng lượng liên quan đến các văn bản pháp luật về nhãn năng lượng, cập nhật lộ trình dán nhãn năng lượng và lộ trình áp dụng MEPS cũng như hệ thống TCVN.
-
Hàng hoá
6 tháng đầu năm lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 26.537 vụ vi phạm
21:26' - 30/06/2020
Trong tháng 6 lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 7.928 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước trên 12.4 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục ưu tiên giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
13:47'
Sáng 2/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước
11:09'
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 1/2023 ước đạt 27.000 tỷ đồng, bao gồm: vốn đầu tư thực hiện do Trung ương quản lý đạt 4,2 nghìn tỷ đồng, bằng 3,1% kế hoạch năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ với các địa phương
09:33'
Sáng 2/2, Chính phủ họp Phiên thường kỳ tháng 1/2023 với sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 15% vốn đầu tư công thuộc nguồn ngân sách nhà nước chưa được phân bổ
20:33' - 01/02/2023
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến nay tổng số vốn đầu tư công thuộc nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 chưa phân bổ chi tiết là 104.611,593 tỷ đồng, chiếm 14,80% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm “điểm nghẽn” giải ngân vốn đầu tư công tại Bình Dương
19:18' - 01/02/2023
Chiều ngày 1/2, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh chủ trì hội nghị tổng kết “chiến dịch giải ngân vốn đầu tư công” từ ngày 8/12/2022 đến 31/1/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công tuyến đường bộ song hành Quốc lộ 21 thuộc địa phận tỉnh Hà Nam
18:33' - 01/02/2023
Chiều 1/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ song hành quốc lộ 21, tại xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ GTVT thúc tiến độ phê duyệt đầu tư các dự án giao thông lớn
17:49' - 01/02/2023
Ông Lê Quyết Tiến, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, thời điểm hiện tại, 57/63 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu giải ngân tối đa hơn 94.000 tỷ đồng
17:43' - 01/02/2023
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa ra Chỉ thị số 02/CT-BGTVT về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị giải pháp ứng phó, không để bị động, bất ngờ
17:02' - 01/02/2023
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị, các cấp, ngành quan tâm công tác dự báo, nắm chắc tình hình để chuẩn bị giải pháp ứng phó, không để bị động, bất ngờ.