Cầu Chương Dương là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không có sự trợ giúp kĩ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
Cầu Chương Dương là cây cầu huyết mạch nơi cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, kết nối đôi bờ sông Hồng. Trong suốt hơn 3 thập kỷ qua, cây cầu là một chứng nhân lịch sử trong quá trình đổi mới đi lên của đất nước. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
Cầu Thăng Long được thiết kế gồm hai tầng, tầng trên dành cho ô tô chạy, tầng dưới dành cho đường sắt. Cầu đường sắt dài hơn 5 km, cầu đường bộ cho ô tô dài trên 3,1 km. Tổng chiều dài của toàn bộ cầu xấp xỉ 10,7 km - dài nhất Việt Nam thời điểm hoàn thành. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
Cầu Thăng Long nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm, nối liền Thủ đô với sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ quan trọng đưa khách quốc tế đến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
Cầu Long Biên là biểu tượng lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
Cầu Thanh Trì thông xe năm 2007, là một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam, đồng thời cũng là công trình cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên, cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc). Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
Cầu Nhật Tân được khánh thành đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc hiện đại, rút ngắn gần một nửa thời gian di chuyển từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
Cầu Nhật Tân là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, kết cấu nhịp cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Cầu được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
Cầu Đông Trù giúp kết nối hạ tầng giao thông phía bắc Hà Nội tạo nên trục vành đai 2. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
Cầu Vĩnh Tuy góp phần rút ngắn lộ trình từ trung tâm thành phố ra quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh khoảng 3 km, giảm tải cho cầu Chương Dương và Long Biên. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng nối quận Long Biên và Hai Bà Trưng, được khánh thành năm 2010. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN