Anh ngày 7/8/2024 đã triển khai chiến dịch an ninh quy mô lớn với 6000 cảnh sát nhằm đối phó với cuộc biểu tình của các nhóm cực hữu được lên kế hoạch trên khắp Vương quốc, sau thảm kịch 3 bé gái bị sát hại và 10 người bị thương trong vụ đâm dao tại thị trấn Southport, Tây Bắc vùng England. Đây là làn sóng bạo loạn nghiêm trọng nhất ở Anh kể từ năm 2011. Ảnh: Biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại London, Anh. Getty Images/TTXVN
Anh ngày 7/8/2024 đã triển khai chiến dịch an ninh quy mô lớn với 6000 cảnh sát nhằm đối phó với cuộc biểu tình của các nhóm cực hữu được lên kế hoạch trên khắp Vương quốc, sau thảm kịch 3 bé gái bị sát hại và 10 người bị thương trong vụ đâm dao tại thị trấn Southport, Tây Bắc vùng England. Đây là làn sóng bạo loạn nghiêm trọng nhất ở Anh kể từ năm 2011. Ảnh: Biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại London, Anh. Reuters/TTXVN
Hình thái thời tiết khắc nghiệt tiếp diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JWA) cảnh báo nguy cơ xảy ra siêu động đất xung quanh rãnh Nankai chạy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương trong khoảng 1 tuần tới. Khuyến cáo được đưa ra sau trận động đất có độ lớn 7,1 ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Miyazaki, làm rung chuyển miền Tây Nam Nhật Bản (ảnh). Kyodo/TTXVN
Hình thái thời tiết khắc nghiệt tiếp diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày 7/8/2024, Cơ quan Khí tượng và Thủy văn Hàn Quốc công bố kết quả phân tích diễn biến thời tiết tháng 7, theo đó số ngày xảy ra hiện tượng “đêm nhiệt đới” ở nước này là 8,8 ngày, cao gấp 3 lần so với mức bình quân hàng năm và nhiều nhất kể từ hồi tháng 7/1994. Ảnh: Trẻ em làm mát bên đài phun nước ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Hình thái thời tiết khắc nghiệt tiếp diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sau khi trải qua tháng 7 nóng nhất trong lịch sử hiện đại, Trung Quốc tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng khắc nghiệt, đặc biệt là ở miền Đông và miền Nam nước này khi nhiệt độ dao động quanh mức 40 độ C trong ngày thứ 8 liên tiếp. Ảnh: Công nhân làm việc trong trời nắng nóng gay gắt ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. THX/TTXVN
Thị trường chứng khoán toàn cầu vừa trải qua những ngày giao dịch hỗn loạn khi các thị trường từ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu đến các nền kinh tế lớn khác đồng loạt giảm khiến các nhà đầu tư choáng váng và lo lắng. Tính đến ngày 6/8, trên sàn chứng khoán New York (Mỹ, ảnh), chỉ số Nasdaq đã giảm 6% trong khi chỉ số S&P 500 giảm 3%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm khoảng 7% trong một ngày với biên độ dao động của chỉ số tăng 50%, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc cũng giảm 8,8%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2008. Ảnh: THX/TTXVN
Thị trường chứng khoán toàn cầu vừa trải qua những ngày giao dịch hỗn loạn khi các thị trường từ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu đến các nền kinh tế lớn khác đồng loạt giảm khiến các nhà đầu tư choáng váng và lo lắng. Tính đến ngày 6/8, trên sàn chứng khoán New York (Mỹ), chỉ số Nasdaq đã giảm 6% trong khi chỉ số S&P 500 giảm 3%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm khoảng 7% trong một ngày với biên độ dao động của chỉ số tăng 50%, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc (ảnh) cũng giảm 8,8%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2008. Ảnh: THX/TTXVN
Thị trường chứng khoán toàn cầu vừa trải qua những ngày giao dịch hỗn loạn khi các thị trường từ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu đến các nền kinh tế lớn khác đồng loạt giảm khiến các nhà đầu tư choáng váng và lo lắng. Tính đến ngày 6/8, trên sàn chứng khoán New York (Mỹ), chỉ số Nasdaq đã giảm 6% trong khi chỉ số S&P 500 giảm 3%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm khoảng 7% trong một ngày với biên độ dao động của chỉ số tăng 50%, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc (ảnh) cũng giảm 8,8%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2008. Ảnh: THX/TTXVN
Thị trường chứng khoán toàn cầu vừa trải qua những ngày giao dịch hỗn loạn khi các thị trường từ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu đến các nền kinh tế lớn khác đồng loạt giảm khiến các nhà đầu tư choáng váng và lo lắng. Tính đến ngày 6/8, trên sàn chứng khoán New York (Mỹ), chỉ số Nasdaq đã giảm 6% trong khi chỉ số S&P 500 giảm 3%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật (ảnh) giảm khoảng 7% trong một ngày với biên độ dao động của chỉ số tăng 50%, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc cũng giảm 8,8%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2008. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ngày 6/8/2024, truyền thông Mỹ đưa tin Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, đã chọn Thống đốc bang Minnesota Tim Walz là người liên danh tranh cử. Ông Walz, 60 tuổi, là cựu thành viên Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ và là cựu giáo viên. Ông Walz nhận được sự ủng hộ từ các cử tri da trắng ở vùng nông thôn. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 6/8/2024, truyền thông Mỹ đưa tin Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, đã chọn Thống đốc bang Minnesota Tim Walz (ảnh) là người liên danh tranh cử. Ông Walz, 60 tuổi, là cựu thành viên Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ và là cựu giáo viên. Ông Walz nhận được sự ủng hộ từ các cử tri da trắng ở vùng nông thôn. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina (ảnh) đã từ chức và rời khỏi đất nước ngày 5/8/2024 trong bối cảnh biểu tình bạo lực phản đối chính sách của Chính phủ diễn ra trên toàn quốc. Tổng thống Bangladesh Mohammed Shahabuddin đã chỉ định Chính phủ lâm thời, do ông Muhammad Yunus đứng đầu, tạm thời điều hành đất nước. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã từ chức và rời khỏi đất nước ngày 5/8/2024 trong bối cảnh biểu tình bạo lực phản đối chính sách của Chính phủ diễn ra trên toàn quốc. Tổng thống Bangladesh Mohammed Shahabuddin đã chỉ định Chính phủ lâm thời, do ông Muhammad Yunus (phải) đứng đầu, tạm thời điều hành đất nước. Ảnh: THX/TTXVN
Nhiều nước đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao nhằm giảm căng thẳng ở Trung Đông sau vụ ám sát lãnh đạo chính trị của Phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh và một nhân vật cấp cao của Phong trào Hezbollah ở Liban. Ảnh: Quân đội Israel ngày 8/8 đã ra lệnh sơ tán trên diện rộng ở các khu vực xung quanh thành phố Khan Younis, miền Nam Dải Gaza, đồng thời cho biết các lực lượng của nước này sẽ nhanh chóng triển khai trong khu vực để đáp trả vụ tấn công bằng rocket. THX/TTXVN
Nhiều nước đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao nhằm giảm căng thẳng ở Trung Đông sau vụ ám sát lãnh đạo chính trị của Phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh và một nhân vật cấp cao của Phong trào Hezbollah ở Liban. Ảnh: Quân đội Israel ngày 8/8 đã ra lệnh sơ tán trên diện rộng ở các khu vực xung quanh thành phố Khan Younis, miền Nam Dải Gaza, đồng thời cho biết các lực lượng của nước này sẽ nhanh chóng triển khai trong khu vực để đáp trả vụ tấn công bằng rocket. THX/TTXVN
Nhiều nước đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao nhằm giảm căng thẳng ở Trung Đông sau vụ ám sát lãnh đạo chính trị của Phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh và một nhân vật cấp cao của Phong trào Hezbollah ở Liban. Ngày 6/8/2024, nhóm vũ trang Hezbollah ở Liban cho biết đã phóng nhiều thiết bị bay không người lái (UAV) và rocket vào các mục tiêu quân sự của Israel (ảnh). Vụ tấn công nhằm trả đũa các vụ không kích của Israel vào 7 thị trấn và làng mạc ở miền Nam Liban. Ảnh: THX/TTXVN
Nhiều nước đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao nhằm giảm căng thẳng ở Trung Đông sau vụ ám sát lãnh đạo chính trị của Phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh và một nhân vật cấp cao của Phong trào Hezbollah ở Liban. Tối 4/8/2024, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định nước này đang trong cuộc chiến “đa mặt trận và Israel đã chuẩn bị mọi kịch bản và sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống nào. Ảnh: Xe quân sự Israel di chuyển gần biên giới với Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN