Phục hồi kinh tế ASEAN sau COVID-19: Sự gắn kết quyết định tất cả
Hội đồng kinh doanh EU-ASEAN, cơ quan kinh doanh châu Âu tại Đông Nam Á và Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN - cùng với một loạt các tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp từ Mỹ, Vương quốc Anh, Australia, New Zealand, Canada, Ấn Độ, Nga, Đông Á, cũng như các doanh nhân trẻ gần đây đã đưa ra một tuyên bố chung.
Tuyên bố chung kêu gọi một cách tiếp cận nhằm tạo điều kiện để ASEAN chứng minh sức mạnh giảm thiểu tác động xấu nhất của đại dịch, đồng thời đảm bảo sự thịnh vượng lâu dài và sự khỏe mạnh của người dân thông qua hành động nhanh chóng.
Cụ thể, việc lập kế hoạch nhanh chóng, hiệu quả và thực hiện các biện pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch là ưu tiên hàng đầu.
Tuyên bố chung kêu gọi một Ủy ban đặc biệt cấp cao được các nhà lãnh đạo ASEAN giao nhiệm vụ lên kế hoạch phục hồi nhằm cải thiện khả năng ứng phó với đại dịch hiện tại và tương lai, cũng như đảm bảo rằng ASEAN sẽ mạnh mẽ hơn, hội nhập hơn và có khả năng ứng phó tốt hơn với các thách thức toàn cầu và những cơ hội.
Ủy ban đó sẽ tìm kiếm đầu vào bao gồm từ Ban cố vấn kinh doanh đặc biệt, vì sự phục hồi kinh tế sau đại dịch sẽ không dễ dàng và điều bình thường mới đòi hỏi những cách tiếp cận mới.
Kinh tế thế giới sẽ chứng kiến quá trình số hóa và tự động hóa tăng tốc, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng khi các doanh nghiệp tìm cách đa dạng hóa nguồn gốc của các thành phần thiết yếu; mang đến nhu cầu cấp thiết và sâu sắc hơn về việc đào tạo lại công nhân và điều chỉnh các hoạt động giáo dục hiện tại theo mô hình mới.
Giới chuyên gia nhận định ASEAN có vị trí tốt để thành công, với dân số trẻ và dễ thích nghi, tỷ lệ đô thị hóa cao và mức độ sử dụng internet và vị trí địa lý. Các gói kích thích lớn mà các chính phủ trong khu vực đã đưa ra sẽ làm dịu cú đòn kinh tế do COVID-19.
Một số hành động cần thiết là cơ bản như xác định và nới lỏng sự di chuyển của hàng hóa và dịch vụ thiết yếu hoặc thiết lập các quy tắc rõ ràng và hiệu quả để mở lại du lịch trong khu vực. Các hành động khác đòi hỏi những bước táo bạo hơn để trang bị cho lực lượng lao động tài năng ASEAN và giải phóng sức mạnh của 650 triệu người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, ASEAN cần đẩy nhanh tiến độ như đã hứa về thị trường đơn lẻ và cơ sở sản xuất, đồng nghĩa với việc hành động để loại bỏ các rào cản phi thuế quan đối với thương mại trong khu vực, bắt đầu bằng các hạn chế kiểm soát giá, hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế quyền sở hữu, kiểm soát.
Ngoài ra, ASEAN cũng cần nhanh chóng hài hòa các tiêu chuẩn trên phạm vi rộng nhất có thể của các lĩnh vực; đơn giản hóa và tự động hóa các thủ tục hải quan, cho phép sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số.
Những điều này sẽ làm cho khu vực trở thành địa điểm ưa thích để đầu tư mới vì các công ty ở khắp mọi nơi đang tìm cách đa dạng hóa khỏi việc phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung cấp để làm cho chuỗi cung ứng trở nên linh hoạt hơn, do đó dẫn đến sản xuất, nghiên cứu và phát triển tiên tiến và việc làm được trả lương cao hơn.
Một cách khác để tăng tốc phục hồi sau COVID-19 là đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững. Việc tạo ra việc làm trong ngắn hạn và tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững lâu dài sẽ có lợi cho ASEAN và công dân của khối.
Trong khi đó, thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng, tài chính và bảo hiểm là những lĩnh vực chuyên môn mà ASEAN có thể học hỏi từ các ngành công nghiệp châu Âu.
Điều tương tự cũng có thể được áp dụng trong các nền tảng cơ sở hạ tầng vật lý truyền thống như đường bộ, đường sắt, sân bay, hệ thống điện và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, bao gồm các thành phố thông minh và y tế kỹ thuật số.
Kế hoạch phục hồi mạnh mẽ sẽ thiết lập nền tảng cho tăng trưởng và mở ra sự đổi mới, nâng cao phúc lợi của người dân sống trong ASEAN, đồng thời đảm bảo sự phát triển kinh tế và xã hội bao trùm, rộng khắp.
Hợp tác giữa khu vực công và tư có thể giúp chuẩn bị lực lượng lao động cho một tương lai ngày càng số hóa và đổi mới, bao gồm đào tạo nghề nhiều hơn, tăng tính cơ động của lực lượng lao động và các chương trình đào tạo và thực tập trong khu vực.
ASEAN sẽ cần phải đi đầu trong cuộc "chinh phục" của mình. Sức mạnh của ASEAN, 10 quốc gia và tất cả các bên liên quan làm việc cùng nhau, sẽ là một lực lượng tốt cho công dân và thế giới./.
- Từ khóa :
- covid 19
- đại dịch covid 19
- asean
- phục hồi kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia: Việt Nam có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN
16:42' - 05/07/2020
Chủ tịch Ủy ban đàm phán RCEP của ASEAN giá cao vai trò Chủ tịch của Việt Nam trong việc dẫn dắt ASEAN vào thời điểm rất khó khăn do đại dịch COVID-19.
-
Công nghệ
Doanh nghiệp nhỏ ASEAN ưu tiên đầu tư công nghệ
19:39' - 02/07/2020
Đầu tư công nghệ là ưu tiên hàng đầu trong năm nay của doanh nghiệp nhỏ khu vực Đông Nam Á nhằm ứng phó với các tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Mỹ hoan nghênh tuyên bố của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36
15:53' - 29/06/2020
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Washington hoan nghênh tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam khẳng định vai trò Chủ tịch ASEAN chủ động và đầy trách nhiệm
18:35' - 27/06/2020
Đánh giá về vai trò của Việt Nam, lãnh đạo nhiều nước cũng như dư luận quốc tế đều cùng chung nhận định Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN trong 6 tháng vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga khẳng định sẵn sàng liên lạc với Thủ tướng Đức
21:44' - 29/01/2023
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng liên lạc với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, dù hiện tại một cuộc điện đàm giữa hai bên chưa có trong lịch làm việc của nhà lãnh đạo Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiêu dùng và nhập khẩu
21:21' - 29/01/2023
Trung Quốc sẽ thúc đẩy phục hồi tiêu dùng như động lực chính của nền kinh tế và thúc đẩy nhập khẩu, giữa bối cảnh nhu cầu toàn cầu hạ nhiệt trước nguy cơ suy thoái của các nền kinh tế lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan và Lào đàm phán về hình thành tuyến đường sắt xuyên biên giới
18:55' - 29/01/2023
Thái Lan và Lào đang đàm phán về việc hình thành tuyến đường sắt kết nối giữa ba nước Trung Quốc-Lào-Thái Lan trong vòng từ 3-5 năm tới nhằm cắt giảm khoảng 30-50% chi phí vận chuyển hàng hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến đường vận chuyển ngắn nhất giữa Thái Lan và Việt Nam đã được hoàn thành 60%
17:22' - 29/01/2023
Cây cầu hữu nghị thứ 5 giữa Thái Lan và Lào sẽ được khánh thành vào đầu năm tới, góp phần thúc đẩy thương mại trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), trong đó có Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh sa thải Chủ tịch đảng Bảo thủ vì bê bối thuế
17:10' - 29/01/2023
Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 29/1 đã quyết định sa thải Chủ tịch đảng Bảo thủ Nadhim Zahawi khỏi chính phủ do có sai phạm về thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nối lại dịch vụ cấp thị thực cho công dân Nhật Bản
16:50' - 29/01/2023
Trung Quốc nối lại dịch vụ cấp thị thực cho công dân Nhật Bản sau thời gian tạm dừng từ giữa tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thế giới trong ngành đóng tàu
17:11' - 28/01/2023
Các công ty Trung Quốc đã nhận được 55 đơn đặt hàng tàu vận chuyển LNG trong năm 2022, chiếm hơn 30% tổng đơn đặt hàng toàn thế giới và là mức cao kỷ lục đối với nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Canada: Nhiều thách thức để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
13:32' - 28/01/2023
Ông Dan Wicklum, đồng Chủ tịch Cơ quan tư vấn Net Zero (NZAB) cho rằng Chính phủ Canada cần triển khai một loạt chính sách công nghiệp để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2022 vượt kỳ vọng của các nhà kinh tế
11:32' - 28/01/2023
Theo thông tin từ Bộ Thương Mại Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2022 là 2,9 %, giảm 0,3 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng của quý III/2022 là 3,2 %.