Quan hệ Trung - Mỹ gia tăng căng thẳng vì nhân tố Hacker
Tờ Bình quả, nhật báo của Hong Kong, đưa tin ngày 21/12 nhiều nước Âu, Mỹ đồng loạt công kích vấn đề tin tặc Trung Quốc.
Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố khởi tố Chu Hoa và Trương Sỹ Long, hai nhân vật được phía Mỹ xác định là thành viên của Tổ chức Hacker APT Trung Quốc. Dường như vấn đề tin tặc đang trở thành nhân tố mới làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Trung - Mỹ hiện nay.
Tuyên bố của Bộ Tư pháp Mỹ nêu rõ bắt đầu từ năm 2006, thành viên của Tổ chức Hacker APT-10 là Chu Hoa và Trương Sỹ Long đã gây ra nhiều vụ tin tặc tại ít nhất 12 nước và 12 bang của Mỹ, chủ yếu liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ cao, như hàng không vũ trụ, vệ tinh không gian và năng lượng.
Cùng lúc nhiều nước khác như Anh và Canada cũng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc bội tín, đi ngược với cam kết Trung Quốc không ủng hộ các vụ tấn công mạng của tin tặc.
Phía Trung Quốc lập tức phủ nhận, đồng thời chỉ trích ngược lại các nước liên quan đã bịa đặt sự thật và cố tình “vô cớ sinh sự”.
Bộ Tư pháp Mỹ khởi tố Chu Hoa và Trương Sỹ Long với ba tội danh, gồm xâm nhập hệ thống mạng máy tính trái phép, lừa đảo công nghệ cao và đánh cắp dữ liệu mật, theo đó hình phạt nặng nhất lên đến 27 năm tù giam.
Hiện nay, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang truy nã Chu Hoa và Trương Sỹ Long, nhưng nhiều nguồn tin cho biết hai người này vẫn đang ở Trung Quốc, nên phía Mỹ rất khó bắt họ quy án khi mà Trung Quốc và Mỹ còn chưa có hiệp định dẫn độ.
Thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ nêu rõ Chu Hoa và Trương Sỹ Long là thành viên của Tổ chức Hacker APT-10, hiện đang làm việc tại Công ty Hữu hạn phát triển khoa học công nghệ Huaying Haitai Thiên Tân, có mối liên hệ chặt chẽ với Cục An ninh Quốc gia thành phố Thiên Tân.
Chu Hua và Trương Sỹ Long từng lần lượt sử dụng nickname là “Godkiller” và “Baobeilong”, năm 2006 từng tiến hành các vụ tin tặc đối với ít nhất 45 tổ chức tại 12 bang của Mỹ, trong đó bao gồm cả New York và California, đánh cắp khoảng 100 GB dữ liệu nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực như công nghệ hàng không vũ trụ, kỹ thuật vệ tinh không gian, công nghệ sản xuất dược phẩm, công nghệ thăm dò và sản xuất dầu khí và kỹ thuật hàng hải...
Sau đó bắt đầu từ năm 2004, Chu Hoa và Trương Sỹ Long tiếp tục tiến hành các vụ tin tặc mạng máy tính, đánh cắp nhiều thông tin bí mật thương mại khiến ít nhất 12 nước trở thành nạn nhân, trong đó ngoài Mỹ còn bao gồm cả Đức, Pháp, Nhật Bản và Anh.
Ngay sau khi Bộ Tư pháp Mỹ công bố thông báo liên quan, các nước như Anh, Canada, Australia, New Zealand và Nhật Bản lập tức đứng về phía Mỹ, lần lượt đưa ra tuyên bố, lên án Trung Quốc bội tín, dung túng cho tin tặc tiến hành các vụ xâm nhập mạng máy tính trên phạm vi toàn cầu.
Hành động này đi ngược với cam kết Trung Quốc không tiến hành và không ủng hộ các hành vi đánh cắp tài liệu bí mật và quyền sở hữu trí tuệ qua mạng máy tính mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra năm 2015.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết Tổ chức Hacker APT-10 còn tiến hành các vụ tấn công mạng nhằm vào các cơ quan của Chính phủ Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc là thành viên của G20 và cần có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện các thỏa thuận về bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ.
Trước sự công kích của nhiều nước, trong ngày 21/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hai lần đưa ra phản ứng và đây là hiện tượng hiếm thấy.
Sáng 21/12, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã đưa ra phản ứng bằng văn bản, phản bác Mỹ bịa đặt sự thật, cố tình sinh sự, vô cớ chỉ trích Trung Quốc trong vấn đề an ninh mạng.
Trung Quốc kiên quyết phản đối và yêu cầu Mỹ hủy bỏ các quyết định khởi tố công dân Trung Quốc.
Đối với tố cáo của các nước khác, bà Hoa Xuân Oánh cho rằng đây rõ ràng là hành vi có dụng ý xấu, đồng thời yêu cầu các nước này ngừng ngay hành động vu cáo ác ý nhằm vào Trung Quốc, tránh gây tổn hại tới quan hệ song phương và hợp tác quan trọng của các nước này với Trung Quốc.
Buổi chiều cùng ngày, bà Hoa Xuân Oánh tiếp tục phản bác phía Mỹ bịa đặt, đưa ra những tuyên bố vô căn cứ, đồng thời cho rằng tà ác sẽ không thể chiến thắng chính nghĩa.
Trong khi đó tờ Thời báo Hoàn Cầu, phụ san của tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng Mỹ đang “vừa ăn cướp vừa la làng”, bởi vì chính Mỹ mới là “kẻ cướp” nhưng lại đang hô hào “bắt cướp”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Mỹ-Trung dịu bớt có thể cứu hàng triệu việc làm
09:32' - 13/12/2018
Khi có sự thay đổi về sản xuất, các nguồn lực được phân bổ lại giữa các lĩnh vực và các quốc gia do căng thẳng thương mại, hàng chục triệu người sẽ bị mất việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng “đình chiến” trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
05:30' - 11/12/2018
Theo nhận định của giới chuyên gia, việc hai cường quốc Mỹ-Trung đình chiến là sự thể hiện thái độ có trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế thương mại của hai nước nói riêng và toàn cầu nói chung.
-
Kinh tế Thế giới
Bắt CFO Huawei: "Thêm dầu vào lửa" căng thẳng Mỹ Trung
19:20' - 07/12/2018
Vụ việc Canada bắt giữ lãnh đạo Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ đang được ví như một "thùng dầu" đổ thẳng vào "ngọn lửa" căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs, JPMorgan nâng dự báo về khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ
08:28'
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
EU đề xuất thuế trả đũa 25% đối với hàng hóa Mỹ
08:12'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) vừa đưa ra đề xuất áp mức thuế trả đũa 25% lên một loạt hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Xuất khẩu tăng trưởng mong manh giữa tâm bão chiến tranh thương mại
06:30'
Theo Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis), trong tháng Hai, sản lượng công nghiệp của Đức tiếp tục giảm mặc dù xuất khẩu tăng, do dự đoán tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20' - 07/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11' - 07/04/2025
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08' - 07/04/2025
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51' - 07/04/2025
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49' - 07/04/2025
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46' - 07/04/2025
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.