Quảng Ngãi: Dự án giao thông trục chính nối trung tâm Bắc-Nam đô thị Vạn Tường thi công ì ạch
Sau hơn 7 năm thi công (từ tháng 4/2015 đến nay), Dự án tuyến đường giao thông trục chính nối trung tâm phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường (Khu kinh tế Dung Quất), huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa thể hoàn thành, đưa vào sử dụng. Người dân địa phương tỏ ra khá bức xúc vì những “hệ lụy” mà dự án này mang lại.
Dự án tuyến đường giao thông trục chính nối trung tâm phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 với tổng chiều dài toàn tuyến hơn 9,6 km đi qua 3 xã Bình Hòa, Bình Hải, Bình Trị.
Tổng mức đầu tư hơn 397 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2014 - 2018. Tuy nhiên, quá trình thi công diễn ra khá ì ạch, chậm chạp, dẫn tới không đạt tiến độ đề ra.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số vị trí chưa hoàn thành trên tuyến, có nhiều nhà dân chưa tháo dỡ, chắn ngang bẻ đường thẳng thành “khúc cua” gấp. Hệ thống cống thoát nước, cáp viễn thông được lắp đặt sơ sài, nằm ngổn ngang trên mặt đường, không có rào chắn cảnh báo… như “cái bẫy” chực chờ đối với người dân.
Ông Lê Minh Quang, trú thôn An Lộc, xã Bình Trị bức xúc, tai nạn xảy ra liên tục, ngày nào cũng có 2-3 trường hợp ngã do mất tay lái, nhất là vào ban đêm, tầm quan sát bị hạn chế. Người dân cảm thấy khá bất an khi sống dọc tuyến đường này. Cạnh đó, bà Bùi Thị Bích Liễu cũng đứng ngồi không yên bởi quán cà phê của mình vắng khách suốt thời gian dài, kể từ khi đơn vị thi công tiến hành san ủi mặt bằng làm “tắc” đường đi.Bà Liễu phản ánh, họ đổ đất, lu lèn hết năm này qua năm nọ mà vẫn chưa thấy xong. Gia đình tôi luôn phải chịu cảnh “nắng bụi, mưa bùn” rất bất tiện. Tôi lo ngại, cuộc sống kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn vì hoạt động buôn bán bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ông Phạm Cầu, Phó chủ tịch UBND xã Bình Hải cho hay, xã kiến nghị chủ đầu tư nên khẩn trương đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng và thi công hoàn thành dự án càng sớm càng tốt để tạo điều kiện cho nhân dân đi lại cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi - chủ đầu tư dự án cho hay, tới thời điểm hiện tại, đơn vị đã thi công đạt 81% khối lượng, với số vốn được bố trí cho dự án gần 342 tỷ đồng.
Chỉ còn khoảng 3 km (qua địa bàn xã Bình Trị, Bình Hải) trên tuyến dở dang, chưa hoàn thành. Nguyên nhân chủ yếu khiến dự án chậm tiến độ là do vướng mắc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ông Võ Thanh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Bình Sơn thừa nhận, trong quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án, Trung tâm gặp phải nhiều “nút thắt” khó gỡ.
Chẳng hạn như, có sự chồng chéo, sai sót trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân của cấp có thẩm quyền; người dân tự ý lấn chiếm phần đất đã được thu hồi trước đó để xây dựng nhà ở, lều quán; người dân không chấp thuận với mức giá đền bù của nhà nước; thiếu quỹ đất tái định cư… Điều đó khiến nỗ lực tạo mặt bằng sạch cho chủ đầu tư dự án bị trở ngại, đình trệ.
Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Bình Sơn Võ Thanh Tuấn cho biết thêm, còn khoảng 13 hộ chưa thống nhất bàn giao mặt bằng cho dự án; trong đó, có 10 hộ ở xã Bình Hải và 3 hộ ở xã Bình Trị.
Thời gian tới, Trung tâm sẽ đề nghị UBND huyện Bình Sơn bố trí quỹ đất tái định cư đối với nhóm hộ chưa được xử lý thủ tục cấp đất tái định cư. Còn đối với nhóm hộ không đồng ý nhận tiền với mức giá đền bù của nhà nước, Trung tâm sẽ củng cố hồ sơ trình UBND huyện thực hiện việc cưỡng chế, thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật…
Được biết, Chủ đầu tư đã phải nhiều lần xin gia hạn. Mới đây nhất, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã thống nhất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến năm 2023./.
>>Dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết vẫn chậm tiến độ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa cương quyết thu hồi đất đối với dự án chậm tiến độ
10:57' - 19/07/2022
Qua rà soát, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện 164 dự án chậm tiến độ quá 24 tháng; trong đó, nhiều dự án được gia hạn nhiều lần nhưng chủ đầu tư vẫn không triển khai, thực hiện.
-
Kinh tế và pháp luật
Nghệ An: Lý giải nguyên nhân chậm tiến độ của đoàn kiểm tra liên ngành khoáng sản
21:36' - 18/07/2022
Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An cho biết, việc chậm tiến độ làm việc của đoàn kiểm tra liên ngành khoáng sản do dịch COVID-19 tại địa phương, một số thành viên trong đoàn kiểm tra bị COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung Việt Nam - Pháp
20:17'
Việt Nam và Pháp tái khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của việc tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của tất cả quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
20:16'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn CMA-CGM, Pháp
19:59'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Rodolphe Saade, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Vận tải biển và Logistics (Tập đoàn CMA-CGM, Pháp) nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Thư ký GCC
19:29'
Ngày 27/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) Jasem Mohamed AlBudaiwi.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung cơ chế kiểm tra, đánh giá, bảo đảm chất lượng nhà ở xã hội
19:11'
Chiều 27/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thiếu đá xây dựng sân bay Long Thành
19:11'
Sân bay Long Thành đang đồng loạt thi công nhiều gói thầu lớn, nhu cầu đá phục vụ thi công rất lớn, nhưng nguồn đá đưa về công trường không đủ, chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN - GCC và Trung Quốc kiến tạo không gian hợp tác mới
17:58'
Việc 3 động lực kinh tế hàng đầu thế giới là ASEAN, GCC, Trung Quốc cùng trao đổi, tăng cường phối hợp, mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo không gian hợp tác chiến lược mới liên khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng và đối tác Pháp ký biên bản hợp tác trong lĩnh vực đường sắt
16:47'
Phía EU và Pháp đã thông tin về định hướng và kế hoạch hỗ trợ xanh hóa Việt Nam thông qua hỗ trợ giảm phát thải bằng khoản viện trợ không hoàn lại dành cho các dự án giao thông tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Gỡ điểm nghẽn thể chế, khơi thông nguồn lực tư nhân
16:46'
Điều cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng không chỉ là sự ra đời của sandbox, mà là cách nó được triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống.