Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).
Đối với ý kiến đề nghị bỏ quy định việc người lao động phải đóng tiền dịch vụ, hay cần quy định chặt chẽ mức trần tiền dịch vụ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải thực hiện nhiều hoạt động, theo quy trình, từ tìm kiếm thị trường, đối tác, đàm phán hợp đồng, hỗ trợ người lao động khi làm việc ở nước ngoài… nên việc quy định tiền dịch vụ là cần thiết.
Pháp luật hiện hành và dự thảo Luật đã quy định rất chặt chẽ các điều kiện, phải bảo đảm việc thu tiền dịch vụ của người lao động một cách hợp lý, minh bạch, phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan, theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế.
Tiếp thu ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý theo hướng luật hóa quy định hiện hành của Nghị định, bổ sung quy định nguyên tắc xác định mức trần tiền dịch vụ phù hợp với từng thị trường, ngành, nghề trong từng thời kỳ tại khoản 5 Điều 24 của dự thảo Luật.
Với ý kiến khác nhau về Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho được giữ quy định về Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu, các điều 67, 68 và 69 đã được chỉnh lý.
“Ngoài 9 nội dung lớn quy định tại 15 điều nêu trên, Báo cáo số 595/BC-UBTVQH14 đã nêu 13 nội dung cụ thể tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu tại 15 điều. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo việc tiếp thu, chỉnh lý tại 39 điều khác của dự thảo Luật để hoàn thiện văn bản, bảo đảm rõ ràng về văn phong, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật. Dự thảo Luật sau khi chỉnh lý gồm 8 Chương và 76 điều giảm 3 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9. So với Luật hiện hành, dự thảo Luật có 34 điểm mới thuộc 8 nhóm nội dung lớn”, bà Nguyễn Thuý Anh cho biết.
Thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự Luật, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề cập tới Điều 4 Chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đại biểu đề nghị Chính phủ cần có quy định chi tiết về bảo đảm bình đẳng giới, có các biện pháp hỗ trợ lao động nữ, lao động những công việc nhạy cảm, có khả năng bị xâm hại.
Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, thời gian qua, nhiều địa phương thực hiện tốt việc hỗ trợ tạo việc làm và khởi nghiệp để phát huy kiến thức, chuyên môn kỹ năng nghề của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Tuy nhiên, tại một số địa phương, sự quan tâm rất hạn chế, dẫn đến có bộ phận không nhỏ lao động khi về nước không có việc làm, sau khi hết tiền những lao động này lại đi làm thuê. Nhà nước cần có kế hoạch tạo việc làm cho những lao động này sau khi hết hạn về nước.
Đối với Điều 5 của dự luật, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị cần cân nhắc kỹ về đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp tỉnh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
Bởi các đơn vị này sẽ phát sinh chi ngân sách và nhân lực Nhà nước, chưa phù hợp với tinh thần nghị quyết của Trung ương là chuyển đổi sự nghiệp công lập.
“Những công việc nào xã hội đảm đương được nên cho doanh nghiệp ngoài Nhà nước thực hiện. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã làm tốt công việc này. Nếu có doanh nghiệp Nhà nước thực hiện có khả năng sẽ không công bằng với các doanh nghiệp ngoài công lập đã được cấp phép thực hiện công việc này…”, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.
Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cũng cho rằng, không nên giao đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Đại biểu phân tích, việc đưa một chủ thể không mang yếu tố thị trường vào tham gia thực hiện hoạt động như doanh nghiệp sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, có thể dẫn đến những can thiệp làm méo mó thị trường lao động.
“Thực tế cho thấy, không nhất thiết phải thực hiện hỗ trợ thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm công lập bởi người lao động đang ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp cận với nhiều kênh tuyển dụng”, đại biểu nhấn mạnh.
Đồng tình với phương án quy định theo hướng chỉ giao đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Dịch vụ việc làm do Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập và chỉ được thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thực thi thỏa thuận quốc tế, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai), đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng, quy định như vậy sẽ có nhiều hình thức, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ, để có thêm cơ hội lựa chọn cho người lao động tìm kiếm và đi làm việc ở nước ngoài. Quy định nêu trên phù hợp với thực tiễn và là hành động thiết thực đưa pháp luật vào cuộc sống.
Đại biểu Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) cho rằng, hiện nay, người lao động đi làm việc ở nước ngoài rất cần vai trò của các Trung tâm dịch vụ việc làm bởi đội ngũ lao động ở nước ngoài hiện nay đang có nhiều vấn đề phức tạp, cần có sự kiểm soát, hỗ trợ cho người lao động.
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã làm rõ nhiều vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
Đối với chủ thể đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, việc giao nhiệm vụ này cho đơn vị sự nghiệp là Trung tâm dịch vụ việc làm là phù hợp với thông lệ quốc tế và Tuyên bố cấp cao ASEAN về lao động di cư mà Việt Nam đã cam kết.
Đây cũng là giải pháp cắt giảm chi phí khi người lao động không phải trả tiền dịch vụ và tiền môi giới. Việc này cũng không gây ra tranh chấp với các doanh nghiệp vì đây là hoạt động phi lợi nhuận.
Các trung tâm chỉ được hoạt động khi được giao nhiệm vụ và ở thời điểm nhất định, không phát sinh bộ máy, tổ chức, nhân sự mới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bền lề Quốc hội: Tách bạch ảnh hưởng từ dịch bệnh với hiệu quả thực chất của doanh nghiệp
12:41' - 23/10/2020
Dự tính kết quả hoạt động các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước năm 2020, lợi nhuận của khối doanh nghiệp lớn này sẽ sụt giảm mạnh, khoảng 46% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cơ sở gây ô nhiễm phải bị cắt điện, nước và đình chỉ hoạt động
15:41' - 22/10/2020
Nhiều đại biểu cho rằng để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, phải có những quy định rất chặt, nhưng phải phù hợp với điều kiện nhất định của từng vùng, miền.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 21/10, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) và Luật Biên phòng Việt Nam
06:50' - 21/10/2020
Sáng 21/10, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Trao Quyết định thành lập Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân 49 tỉnh, thành phố
22:05' - 26/06/2022
Ngày 26/6, Ban Biên tập Báo Nhân Dân đã trao Quyết định thành lập Văn phòng đại diện và cử Trưởng Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại 49 tỉnh, thành phố trong cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh kế hoạch đầu tư kinh doanh của Mirelite Mirsa sang Việt Nam
19:18' - 26/06/2022
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thăm Công ty Mirelite Mirsa - một doanh nghiệp điển hình của thành phố về sản xuất nông nghiệp xanh, sạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá xăng dầu tăng cao: Doanh nghiệp vận tải như “cá bơi trên cạn”
19:13' - 26/06/2022
Giá xăng dầu tăng cao trong những ngày qua đã khiến cho thị trường hàng hóa và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng nặng nề.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất áp dụng bộ chỉ số khu công nghiệp sinh thái
18:47' - 26/06/2022
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành xây dựng và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu thử nghiệm về khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đà Nẵng cần liên kết phát triển vùng thực chất, hiệu quả
18:46' - 26/06/2022
Chiều 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận đề nghị Thủ tướng xử lý kỷ luật nhiều cán bộ vi phạm
16:19' - 26/06/2022
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý kỷ luật hành chính những cán bộ liên quan thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm tựa tạo sinh kế cho người dân
15:03' - 26/06/2022
Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Tây Ninh đã giải ngân kịp thời nguồn vốn giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Xu hướng phát triển mô hình khu công nghiệp xanh đang rõ nét
14:42' - 26/06/2022
Hiện nay, xu hướng phát triển bền vững hay công nghiệp xanh đang ngày càng trở nên rõ nét.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là điểm đến hứa hẹn của các công ty lớn trên thế giới
13:23' - 26/06/2022
Việt Nam được cho có thể là điểm đến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động sản xuất do tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc.