Quy định mới của Nhật Bản về tiếp nhận lao động nước ngoài
Ngày 15/3, Chính phủ Nhật Bản và Bộ Nội vụ nước này đã lần lượt công bố nghị định chính phủ và thông tư hướng dẫn về quy định tiếp nhận lao động nước ngoài theo tư cách lưu trú mới nhằm chuẩn bị cho hệ thống thị thực mới chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4 tới. Tất cả các quy định này đều được đăng tải trên trang web chính thức của Bộ Nội vụ Nhật Bản.
Theo quy định mới, những công ty tại Nhật Bản muốn thuê lao động người nước ngoài không được có vi phạm về luật nhập cư hay các quy định về lao động khác trong thời gian 5 năm trở lại đây. Các công ty này phải trả lương cho lao động nước ngoài mức lương tương đương hoặc cao hơn so với mức lương trả cho lao động là người Nhật Bản.Việc trả lương phải được thực hiện một cách hợp pháp thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động. Ngoài ra, các công ty tiếp nhận cũng có nghĩa vụ phải hỗ trợ người lao động đăng ký hợp đồng điện thoại di động.
Để loại bỏ vai trò trung gian của các công ty môi giới lừa đảo hay kém chất lượng, cơ quan chức năng khi làm thủ tục nhập cảnh cho lao động nước ngoài vào Nhật Bản sẽ phải xác minh xem liệu người lao động đã được mua bảo hiểm hay chưa.Ngược lại, người lao động cũng phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về sức khỏe để có thể xin thị thực nhập cảnh. Trong trường hợp lao động về nước nhưng không thể chi trả chi phí đi lại, công ty sử dụng lao động có nghĩa vụ phải trả số tiền này thay cho người lao động.
Nghị định của Chính phủ Nhật Bản cũng xác định rõ những nguyên tắc đối với "Cơ quan hỗ trợ đăng ký", tổ chức có nhiệm vụ thay mặt các công ty để hỗ trợ người lao động nước ngoài. Theo hệ thống thị thực mới, lao động nước ngoài, từ 18 tuổi trở lên, sẽ được tiếp nhận theo hai loại thị thực. Loại đầu tiên đòi hỏi người lao động có trình độ học vấn và kinh nghiệm nhất định, trong khi loại thứ hai dành cho nhóm có kỹ năng làm việc cao hơn. Để có được thị thực loại 1, có giá trị lên tới 5 năm, người lao động phải có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Nhật thông qua các bài kiểm tra tiếng Nhật.Những người đã trải qua chương trình tu nghiệp sinh kỹ thuật kéo dài hơn 3 năm có thể đăng ký xin thị thực loại này mà không cần phải thực hiện các bài kiểm tra. Tuy nhiên, những người lao động trong nhóm này sẽ không được phép đưa gia đình tới Nhật Bản.
Trong khi đó, loại 2 có khung yêu cầu cao hơn khi bắt buộc người lao động phải vượt qua bài kiểm tra kỹ năng cấp độ cao hơn. Tuy nhiên, những người này được phép đưa gia đình đi cùng, số lần gia hạn thị thực cũng không bị hạn chế, qua đó mở ra cơ hội định cư tại Nhật Bản.
Hồi tháng 12/2018, Quốc hội Nhật Bản đã phê chuẩn luật mới, chính thức mở đường cho tiếp nhận lực lượng lao động phổ thông nước ngoài. Với hệ thống thị thực mới này, dự kiến sẽ có khoảng 340.000 người nước ngoài được cấp phép làm việc trong 5 năm tại Nhật Bản, nước từng chỉ cấp thị thực lao động cho những người trí thức cao như bác sỹ, luật sư và giáo viên./.>>> Chính sách thị thực mới của Nhật Bản: Lao động Việt Nam có hưởng lợi?
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản nghiên cứu giải quyết chênh lệch lương tối thiểu giữa nông thôn và thành thị
20:59' - 07/03/2019
Nhật Bản đang xem xét áp dụng thống nhất một mức lương tối thiểu theo giờ đối với từng lĩnh vực để giải quyết sự chênh lệch về lương giữa nông thôn và thành thị.
-
Đời sống
Nhật Bản nới lỏng yêu cầu ngoại ngữ với điều dưỡng viên nước ngoài
12:42' - 21/02/2019
Nhằm thu hút thêm lao động từ các nước, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng các yêu cầu về ngoại ngữ đối với các thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng.
-
DN cần biết
Nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam tại nước ngoài
13:07' - 05/02/2019
2018 là năm thứ năm liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt ngưỡng 100.000 lao động/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương triển khai kế hoạch đào tạo công nghệ 4.0
15:00'
Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.
-
DN cần biết
Công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
13:17'
Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
-
DN cần biết
Liên kết chuỗi giá trị ngành gia cầm còn quá ít
13:08'
Ngày 22/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị với chủ đề “Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững”.
-
DN cần biết
Thêm 960 mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc
11:07'
Đến nay, Việt Nam đang có 1.396 mã số vùng trồng và 188 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc.
-
DN cần biết
Mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại
16:02' - 21/05/2025
Các chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 không chỉ là vấn đề song phương, mà đã lan rộng và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Từ ngày 2/9, Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện công cộng
17:12' - 20/05/2025
Dự kiến từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông tự động sẽ chính thức khai trương, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
-
DN cần biết
Nhật Bản đẩy sớm kế hoạch thử nghiệm nhiên liệu sinh học pha trộn vào xăng
13:21' - 20/05/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm loại nhiên liệu pha trộn tối đa 10% nhiên liệu sinh học (chủ yếu được sản xuất từ ngô) với xăng tại một số địa phương vào tài khóa 2028, sớm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia
19:27' - 19/05/2025
Đây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia ký kết ngày 28/4/2025.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo tại Việt Nam
19:53' - 18/05/2025
Theo tin từ Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), tháng 9 năm nay, tại Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Giao thương quốc tế ngành chế tạo (FCB ASEAN 2025).