Quy định mới về mức sinh hoạt phí cơ sở áp dụng cho cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 8/2019/NĐ-CP ngày 23/1/2019 quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Ngày 23/1/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2019/NĐ-CP quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 08/2019/NĐ-CP về chế độ sinh hoạt phí quy định mức sinh hoạt phí cơ sở áp dụng chung cho tất cả các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là 650 USD/người/tháng và sẽ được xem xét điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tại các địa bàn tăng từ 10% trở lên hoặc tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Từ ngày 15/5/2024, mức sinh hoạt phí cơ sở này được điều chỉnh nâng lên là 1.350 USD/người/tháng. Cụ thể, Nghị định số 51/2024/NĐ-CP quy định: Mức sinh hoạt phí cơ sở áp dụng chung cho tất cả các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là 1.350 USD/người/tháng và sẽ được xem xét điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tại các địa bàn tăng từ 10% trở lên hoặc tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Điều chỉnh mức hỗ trợ bảo hiểm khám, chữa bệnh dành cho con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài Nghị định số 51/2024/NĐ-CP sửa đổi khoản 2 Điều 12 Nghị định số 08/2019NĐ-CP quy định về chế độ đối với con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.Theo quy định mới, con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài bằng mức mua bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài dành cho thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Mức hỗ trợ này sẽ được xem xét điều chỉnh tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Trước đó, Nghị định số 08/2019NĐ-CP quy định mức hỗ trợ này tối đa bằng 50% chế độ bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài dành cho thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Các quy định mới tại Nghị định số 51/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2024.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Đối tượng nào được cộng nối thời gian công tác?
08:30' - 10/02/2024
Công dân làm trưởng trạm y tế xã từ năm 1982 đến năm 1990, sau đó nghỉ làm, đến năm 2006 đi làm trở lại, vậy có được cộng những năm công tác trước để đủ năm và hưởng lương hưu không?
-
Tài chính
Mức lương - tiêu chí trong việc quyết định rời bỏ công ty của thế hệ Z
07:30' - 30/12/2023
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn kiểm toán Deloitte, việc nhận lương và chi phí sinh hoạt trở thành ưu tiên hàng đầu của những người trẻ sinh từ năm 1994 đến 2004 khi bước vào thị trường lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Giảm tiền thuê đất: Thêm trợ lực cho người dân và doanh nghiệp
08:52'
Việc Chính phủ giảm tiền thuê đất năm 2024 sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để phục vụ sản xuất kinh doanh, tiếp tục phục hồi, tạo nền tảng quan trọng cho nền kinh tế phát triển.
-
Tài chính
Bất chấp bất ổn, Hàn Quốc giữ vững xếp hạng AA với triển vọng ổn định
08:40'
S&P cho biết Triển vọng xếp hạng ổn định phản ánh kỳ vọng rằng Hàn Quốc sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình vốn cao hơn phần lớn các nền kinh tế có thu nhập cao khác trong ít nhất 3-5 năm tới.
-
Tài chính
Pháp siết chặt chi tiêu giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế trì trệ và rủi ro toàn cầu gia tăng
10:23' - 19/04/2025
Chính phủ Pháp vẫn giữ nguyên mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2026 ở mức 4,6% GDP, nhưng sẽ cần thực hiện thêm các "nỗ lực hơn nữa".
-
Tài chính
Giới trẻ và những “cạm bẫy” tài chính: Làm hoài không dư, vì đâu nên nỗi?
13:30' - 18/04/2025
Nhiều người trẻ đang đối mặt với áp lực tài chính trong thời đại số: chi tiêu vượt kế hoạch, nợ thẻ tín dụng và làm việc không đạt hiệu quả. Quản lý tài chính cá nhân trở thành kỹ năng sống còn.
-
Tài chính
Thói quen chi tiêu thời số hóa: Người trẻ Việt đang tiêu tiền thế nào?
10:46' - 18/04/2025
Người trẻ ngày nay chi tiêu linh hoạt nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính. Từ “chốt đơn” liên tục đến mua trước trả sau, phản ánh chân dung một thế hệ đang nỗ lực kiểm soát túi tiền theo cách riêng.
-
Tài chính
Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh tăng gần 20%
07:46' - 18/04/2025
Mặc dù thị trường tài chính toàn cầu đang có nhiều biến động, nhưng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong quý đầu năm 2025 vẫn đạt 2,412 tỷ USD, tăng 19,6% so với quý liền trước.
-
Tài chính
Rà soát nguồn thu qua phân loại người nộp thuế theo ngành nghề
19:41' - 17/04/2025
Trong tháng 4 và quý II, cơ quan Thuế sẽ tiếp tục rà soát nguồn thu, thông qua việc phân loại người nộp thuế theo ngành nghề, địa bàn và nhóm đối tượng để tổ chức thu thuế hiệu quả.
-
Tài chính
Độc lập tài chính - Ước mơ trong tầm tay của Gen Z
11:57' - 17/04/2025
Trong bối cảnh kinh tế biến động, không chỉ làm việc để kiếm sống, ngày càng nhiều người trẻ Việt Nam chủ động quan tâm đến quản lý tài chính cá nhân, tự chủ kinh tế, đặt mục tiêu độc lập tài chính.
-
Tài chính
Giới nhà giàu Hàn Quốc rút dần khỏi bất động sản, đổ tiền vào vàng và trái phiếu
09:56' - 17/04/2025
Những người giàu đang cố gắng giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh bất ổn thông qua các khoản đầu tư đa dạng.