Quyết định mở kho dự trữ dầu của Mỹ khiến các thành viên IEA "bối rối"
Theo hai nguồn thạo tin, Mỹ đã công bố mức “giải phóng” lượng dự trữ dầu thô khẩn cấp ở quy mô kỷ lục vào tháng 3/2022 mà không qua tham khảo ý kiến của các đối tác trong Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), khiến họ phải cố gắng đưa ra phản ứng phù hợp với các đợt mở kho của riêng mình.
Hành động độc lập
Trọng tâm vấn đề là tuyên bố ngày 31/3 của Chính phủ Mỹ rằng họ sẽ giải phóng 180 triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) với tốc độ 1 triệu thùng/ngày để làm giảm giá năng lượng toàn cầu đang tăng phi mã, đồng thời giải quyết việc cắt giảm nguồn cung dầu của Nga kể từ khi nước này triển khai hoạt động tại Ukraine vào cuối tháng Hai. Các nguồn tin nói với hãng tin Reuters (Vương quốc Anh) rằng Washington đã không báo cho IEA hoặc các thành viên của tổ chức này về động thái trên - phá vỡ tiền lệ trước đây. Khối lượng giải phóng kỷ lục cũng là một bất ngờ lớn khi con số này gấp ba lần bất kỳ đợt mở kho SPR nào trước đó. Về vấn đề trên, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết nước này đã "liên hệ thường xuyên" với IEA và các quốc gia thành viên về vấn đề an ninh năng lượng trước khi đưa ra thông báo. Nhưng Bộ cũng xác nhận quyết định mở kho dự trữ dầu chiến lược của họ là "độc lập" với IEA. Bộ Năng lượng cũng không bình luận về việc liệu phía Mỹ có chia sẻ trước về thời gian và khối lượng giải phóng của nước này hay không. Trong thông báo đưa ra với báo giới, Bộ Năng lượng Mỹ nhấn mạnh nước này và các quốc gia thành viên IEA khác có thể và đã từng độc lập mở kho dự trữ dầu chiến lược của mình mà không liên quan tới bất kỳ hành động chung nào của IEA. Thông báo cuối tháng Ba của chính quyền Tổng thống Biden đánh dấu lần thứ hai trong vòng sáu tháng nước này mở kho SPR mà không có sự hỗ trợ của IEA. Trước đó vào tháng 11/2021, Mỹ đã cam kết giải phóng 50 triệu thùng để kiềm chế giá tăng do nhu cầu bất ngờ phục hồi sau những ngày đen tối nhất của đại dịch COVID-19. Trong khi một số thành viên IEA như Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Nhật Bản đã đóng góp cho đợt giải phóng năm ngoái, thì bản thân IEA vẫn ngồi ngoài vì nhận thấy không có sự gián đoạn nguồn cung lớn nào cần giải quyết vào thời điểm đó. Tuy nhiên, sau khi xung đột ở Ukraine xảy ra, các nước thành viên IEA nhận thấy một động thái phối hợp giải phóng kho dự trữ là phù hợp. Vào ngày 1/3, IEA tuyên bố giải phóng 60 triệu thùng dầu – trong đó một nửa đến từ Mỹ - để chống lại sự gián đoạn nguồn cung từ Nga, nhà sản xuất dầu khí hàng đầu thế giới.Sự bối rối của IEA
Thông báo của Mỹ được đưa ra chỉ một ngày trước khi các thành viên của IEA nhóm họp để thảo luận về một động thái phối hợp giải phóng kho dự trữ dầu tiếp theo. Sau cuộc họp do Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm chủ trì, IEA thông báo các thành viên đã thông qua một kế hoạch giải phóng kho dự trữ, nhưng không đưa ra chi tiết về khối lượng.
Theo hai nguồn tin, sau thông báo của phía Mỹ, ban lãnh đạo của IEA đã bắt đầu các cuộc họp song phương với các thành viên khác để xác định mức đóng góp của từng nước. Sau một tuần ngoại giao, IEA đã đảm bảo được cam kết từ các thành viên không phải nước Mỹ về việc giải phóng thêm tổng cộng 60 triệu thùng dầu. Tuy nhiên, con số trên là tương đối nhỏ. Theo các quy định của IEA, đóng góp của một quốc gia thành viên trong hành động phối hợp giải phóng khẩn cấp phải tương ứng với tỷ lệ tiêu thụ dầu của quốc gia đó trong nhóm. Với việc Mỹ chiếm khoảng một nửa lượng tiêu thụ dầu trong số các thành viên IEA, đóng góp của IEA lẽ ra phải gần tương đương với mức của Mỹ. Song nguồn tin quen thuộc với giới ngoại giao cho biết điều đó là bất khả thi, vì không nước nào có nguồn dự trữ đủ lớn. Nguồn tin nói thêm rằng tỷ lệ của đợt mở kho - 75% do Mỹ thực hiện và 25% do các nước còn lại là rất kỳ lạ. Khi đó, IEA cũng chỉ lướt qua sự mất cân đối trên. IEA nêu chi tiết về việc xuất kho 120 triệu thùng dầu, trong đó 60 triệu thùng đến từ Mỹ trong hai tháng đầu tiên - bỏ qua thực tế là Mỹ muốn giữ việc mở kho thêm bốn tháng nữa. Một nguồn tin chia sẻ rằng các thành viên IEA đang ngày một lo lắng rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden đang sử dụng việc mở kho SPR để giảm lạm phát trong nước vì lý do chính trị, thay vì bảo vệ các quốc gia tiêu dùng khỏi sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu. Theo nguồn tin quen thuộc với giới ngoại giao, IEA cảm thấy bối rối trước thông báo mở kho của Mỹ, khi đây hoàn toàn là động thái đơn phương do phía Mỹ thực hiện. Nguồn tin khác từ một quốc gia thành viên IEA cũng cho hay thông báo của phía Mỹ rất bất ngờ với họ, đồng thời nhấn mạnh việc các nước thuộc tổ chức quốc tế này đều hiểu rằng họ cần phải hợp tác với nhau./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Bộ Năng lượng Mỹ sẽ mời thầu 60 triệu thùng dầu để bổ sung dự chiến lược
07:21' - 06/05/2022
Bộ Năng lượng Mỹ sẽ mời thầu mua 60 triệu thùng dầu để bổ sung cho số lượng được giải phóng kỷ lục từ kho Dự trữ Dầu chiến lược (SPR) nhằm giải quyết vấn đề giá khí đốt cao.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ bộc lộ nhiều dấu hiệu "giảm tốc"
12:26' - 05/05/2022
Bộ Thương mại Mỹ ngày 4/5 vừa công bố số liệu cho thấy thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng Ba đã tăng 22,3% so với tháng trước đó, lên mức 109,8 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Khi kim cương không còn là ưu tiên quốc gia của Israel
19:16' - 25/05/2025
Trong suốt hơn nửa thế kỷ, Israel từng là quốc gia dẫn đầu thế giới trong ngành kim cương, chỉ sau Bỉ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan trấn áp các tour du lịch trái phép
16:49' - 25/05/2025
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh công chúng ngày càng quan tâm, đặc biệt là về những tin đồn liên quan đến an toàn được lan truyền trên mạng xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan Mỹ: Những ngành xuất khẩu của EU chịu ảnh hưởng nặng nhất
13:17' - 25/05/2025
Bà Maria Demertzis, Giám đốc Trung tâm chiến lược kinh tế tại tổ chức Conference Board (Bỉ), cho biết tác động của mức thuế 50% sẽ thực sự lớn đối với một số ngành.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20' - 25/05/2025
Tổng thống Mỹ đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, Xiaomi sẽ đầu tư 50 tỷ NDT phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25' - 24/05/2025
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10' - 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48' - 24/05/2025
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.