Rà soát pháp luật về sở hữu trí tuệ với cam kết EVFTA
Vấn đề thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện tồn tại khá nhiều bất cập. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, ngày 1/3 tại Hà Nội, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết về sở hữu trí tuệ trongHiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) nhằm thu thập ý kiến của các doanh nghiệp, các chuyên gia pháp luật…
Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện đang thực hiện theo các cam kết về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định với các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO - Tổ chức thương mại quốc tế (TRIPS).
Liên minh châu Âu là đối tác có thế mạnh trong sáng tạo và là một trong các nguồn xuất khẩu sản phẩm sở hữu trí tuệ hàng đầu thế giới, nên có những đòi hỏi cao hơn WTO về tiêu chuẩn bảo hộ cũng như các biện pháp thực thi các quyền sở hữu trí tuệ.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa hoàn tất đàm phán, được dự báo sẽ ảnh hưởng lớn tới thể chế pháp luật và kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là trong lĩnh vực cam kết về sở hữu trí tuệ.
Đại diện nhóm nghiên cứu và rà soát, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) cho biết, pháp luật Việt Nam hiện hành đã tương thích với đa số các cam kết về sở hữu trí tuệ trong EVFTA ở 3 chế định lớn là các nguyên tắc chung về bảo hộ sở hữu trí tuệ, về các tiêu chuẩn bảo hộ sở hữu trí tuệ và các yêu cầu về biện pháp thực thi tại biên giới. Do đó, khi thực thi EVFTA, pháp luật Việt Nam sẽ không phải điều chỉnh, sửa đổi hay bổ sung.
Tuy nhiên, kết quả rà soát cho thấy, còn có 4 cam kết mà pháp luật Việt Nam chưa thực hiện. Đó là: Quyền độc quyền công bố đến công chúng của người biểu diễn, nhà sản xuất các bản ghi âm, ghi hình; Quy trình và cách thức bảo hộ đối với 169 chỉ dẫn địa lý của Liên minh châu Âu liệt kê trong EVFTA; Cam kết bù đắp thời hạn sáng chế dược phẩm cho những chậm trễ trong cấp phép lưu hành và Nguyên tắc suy đoán về quyền của người có tên trên tác phẩm. Đây là các quy định chi tiết mà pháp luật Việt Nam hiện chưa ghi nhận, bà Thu Trang cho biết thêm.
Ngoài ra, còn có một số cam kết trong EVFTA, tuy đã được quy định trong pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam nhưng chưa hoàn toàn tương thích. Đó là: Một số quyền phải ghi nhận đối với người biểu diễn, nhà sản xuất các bản ghi âm, ghi hình; một số biện pháp bảo hộ chi tiết nhằm chống lại hành vi xâm phạm các biện pháp kỹ thuật bảo vệ quyền hay các thông tin quản lý quyền; Một số tiêu chuẩn bảo hộ mới đối với kiểu dáng công nghiệp; Một số yêu cầu tăng cường thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong triển khai các biện pháp dân sự trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Đại diện nhóm rà soát, bà Thu Trang đề xuất, đối với những nội dung mà pháp luật Việt Nam chưa tuân thủ hoặc không tương thích với cam kết EVFTA, cần được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung pháp luật chung để áp dụng cho mọi chủ thể, thay vì xây dựng văn bản riêng chỉ áp dụng cho Liên minh châu Âu.
Đồng thời, cần tăng cường công tác thực thi để đảm bảo tính nghiêm minh của các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ, cũng như tuân thủ các cam kết EVFTA một cách thực chất nhất.
Ông Nguyễn Anh Ngọc, đại diện Công ty Cổ phần sở hữu công nghiệp Investip nhận định, Luật Sở hữu trí tuệ còn nhiều điểm chưa được sửa đổi và điều chỉnh cho phù hợp với các điều ước quốc tế. Nếu như có sự khác biệt giữa Luật Sở hữu trí tuệ với những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thì cần áp dụng quy định tại các điều ước quốc tế đang có hiệu lực
Đây là nguyên tắc quan trọng khi các cơ quan Nhà nước, các tòa án áp dụng pháp luật trong việc quản lý, thực thi và xét xử. Do đó, theo ông Ngọc cần đề xuất bổ sung và sửa đổi các quy định của Luật này.
Theo chuyên gia Phạm Phú Khánh Toàn, các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên, điều quan trọng là vấn đề thực thi như thế nào. Các cơ quan quản lý như Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cùng các đơn vị chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi các quy định về sở hữu trí tuệ hơn nữa, để không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể sở hữu sáng chế, sở hữu sản phẩm trí tuệ mà còn đảm bảo cân bằng giữa lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng với lợi ích của các cá thể./.
- Từ khóa :
- sở hữu trí tuệ
- cam kết EVFTA
- pháp luật Việt Nam
- EVFTA
- WTO
- VCCI
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA sẽ tác động lớn tới vấn đề sở hữu trí tuệ Việt Nam
13:56' - 25/02/2016
Theo các chuyên gia, Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ tạo ra những tác động lớn đối với hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời gian tới; trong đó, liên quan trực tiếp với lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
-
Hàng hoá
Doanh nghiệp Việt Nam ở Séc kỳ vọng nhiều về EVFTA
08:51' - 04/12/2015
Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu có có gạo, thủy sản, hàng dệt may, giày dép, rau củ quả mà đây chính là những sản phẩm được người Việt tại CH Czech cũng như người dân Czech tiêu thụ mạnh nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Sau EVFTA, cần cẩn trọng với các rào cản kỹ thuật
23:10' - 02/12/2015
Một quan chức của Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, cảnh báo khi các rào cản về thuế quan được cắt giảm theo EVFTA, những rào cản khác có thể sẽ được dựng lên.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Rà soát áp dụng chống bán phá giá sợi dài polyester
19:09' - 19/02/2025
Bộ Công Thương vừa quyết định về việc rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất
19:07' - 19/02/2025
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng vừa ký ban hành Quyết định số 422 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hóa chất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
-
DN cần biết
Hàn Quốc sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trước bão thuế quan của Mỹ
16:23' - 19/02/2025
Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ của nước này ứng phó với thuế quan của Mỹ bằng cách tài trợ cho các biện pháp đối phó của họ.
-
DN cần biết
Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt từ Việt Nam
15:12' - 19/02/2025
Sản phẩm rà soát phân loại theo mã HS là mặt hàng ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép thuộc mã HS 7306.19, HS 7306.29, HS 7306.30, HS 7306.40, HS 7306.50; HS 7306.61, HS 7306.69, HS 7306.90 từ Việt Nam.
-
DN cần biết
Ký biên bản ghi nhớ xây dựng khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ
19:36' - 18/02/2025
Với uy tín và kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong lĩnh vực logistics và cảng biển, DP World là một đối tác chiến lược lý tưởng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Mỹ lo lắng về tỷ giá
15:40' - 18/02/2025
Đồng USD đã tăng giá mạnh trong sáu tháng qua và điều này tác động đáng kể đến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp Mỹ trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh gần đây.
-
DN cần biết
Đà Nẵng khởi công khu công nghiệp Hòa Ninh hơn 6.200 tỷ đồng
12:26' - 18/02/2025
Với tiến độ khẩn trương, dự án sẽ được chủ đầu tư là Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ triển khai với tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng; thực hiện trong không quá 42 tháng kể từ ngày bàn giao đất.
-
DN cần biết
Kế hoạch thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch
20:03' - 17/02/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 266/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch (Kế hoạch).
-
DN cần biết
Đảm bảo 80% đơn thư khiếu nại của người tiêu dùng được giải quyết
18:34' - 17/02/2025
Ông Bùi Thanh Thủy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, năm 2025 Hội sẽ đảm bảo 80% đơn thư phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng được tư vấn, giải quyết.