RCEP sẽ tạo ra các cơ hội mới cho các nhà sản xuất và nông dân Nhật Bản
Ngày 15/11, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshi Kajiyama khẳng định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ tạo ra các cơ hội mới cho các nhà sản xuất và người nông dân Nhật Bản và “sẽ đóng góp lớn cho sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu (của Nhật Bản) sang châu Á”.
Hãng tin Kyodo dẫn lời Bộ trưởng Kajiyama phát biểu với các phóng viên sau khi ký kết RCEP cho biết 15 quốc gia sẽ cố gắng hoàn tất các thủ tục trong nước và đưa hiệp định này đi vào hiệu lực “càng sớm, càng tốt”. Trước đó, tại Hội nghị Cấp cao RCEP, các nhà lãnh đạo 10 nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand đã thông qua hiệp định này.Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Yoshihide Suga khẳng định Nhật Bản luôn đi đầu trong việc mở rộng khu vực kinh tế tự do và bình đẳng, và duy trì, củng cố hệ thống thương mại tự do đa phương này.
Đài truyền hình NHK dẫn lời Thủ tướng Suga nói việc thúc đẩy thương mại tự do càng trở nên quan trọng vào thời điểm khi nền kinh tế toàn cầu đang trì trệ và hướng nội do sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong tuyên bố chung phát hành sau cuộc họp, các nhà lãnh đạo 15 nước tham gia đàm phán RCEP bày tỏ tin tưởng rằng “với tư cách là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, RCEP là một bước tiến quan trọng hướng tới một khuôn khổ lý tưởng cho các quy tắc thương mại và đầu tư toàn cầu”. Theo hãng tin Kyodo, Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau khi có 6 quốc gia ASEAN cùng với ba quốc gia đối tác phê chuẩn.Khi RCEP có hiệu lực, Nhật Bản sẽ xóa bỏ 61% thuế đối với nông sản nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN, Australia và New Zealand, 56% từ Trung Quốc và 49% từ Hàn Quốc, nhưng vẫn giữ nguyên thuế đối với 5 nhóm hàng, gồm gạo, lúa mỳ, các sản phẩm sữa, đường, thịt lợn và thịt bò nhằm bảo vệ nông dân trong nước.
Trong khi đó, các quốc gia khác sẽ cắt giảm 91,5% thuế đối với các hàng hóa công nghiệp nhập khẩu từ Nhật Bản.
Cùng với RCEP, 15 quốc gia đã thông qua một thỏa thuận đặc biệt về việc miễn trừ Ấn Độ đối với quy định không kết nạp thêm thành viên mới trong 18 tháng sau khi hiệp định này có hiệu lực nhằm tạo điều kiện cho New Delhi tham gia RCEP.Trước đó, vào tháng 11/2019, Ấn Độ đã tuyên bố rút khỏi các cuộc đàm phán về RCEP vì lo ngại thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc sẽ gia tăng.
Bình luận về RCEP, nhật báo Nikkei cho biết RCEP sẽ tạo ra một khuôn khổ thương mại tự do khổng lồ, giúp thúc đẩy tăng trưởng của các nước thành viên sau dịch COVID-19.Thỏa thuận này gồm 20 chương về các quy tắc bao trùm mọi thứ, từ thương mại hàng hóa, đầu tư và thương mại điện tử tới sở hữu trí tuệ và mua sắm công. Mục tiêu của RCEP là tăng sự tương tác kinh tế dựa trên các quy tắc giữa các nước thành viên.
Chuyên gia Cassey Lee, một thành viên cấp cao của Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore, nhấn mạnh việc ký kết RCEP là một sự kiện quan trọng đối với khu vực này, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 sẽ có tác động lâu dài và những bất định sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Ông Cassey Lee nhận định thương mại là một động lực tăng trưởng quan trọng đối với các nước thành viên RCEP.Trong bối cảnh sự phục hồi kinh tế sẽ diễn ra chậm chạp ở nhiều nước, thỏa thuận này sẽ mang lại cho các bên tham gia nhiều cơ hội thương mại và đầu tư hơn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo về hiệp định RCEP
13:25' - 15/11/2020
Trong khuôn khổ hội nghị Cấp cao ASEAN 37, sáng 15/11, Hội nghị Cấp cao Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) lần thứ 4 đã ra tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo về hiệp định RCEP.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ