Rosatom đẩy mạnh hướng xuất khẩu công nghệ ra bên ngoài

05:30' - 15/08/2018
BNEWS Theo The Economist, nhu cầu điện trong nước ổn định khiến công ty điện hạt nhân của nhà nước Nga Rosatom đã đẩy mạnh hướng xuất khẩu công nghệ ra bên ngoài.
Rosatom đẩy mạnh hướng xuất khẩu công nghệ ra bên ngoài. Ảnh: Reuters 

Stephan Solzhenitsyn- chuyên gia phân tích năng lượng hạt nhân làm việc tại McKinsey- cho rằng, công ty Rosatom đã chú trọng nhắm vào các nước "trung gian", là những nước không quá thân với Mỹ hoặc Nga để tìm kiếm các hợp đồng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân cho các nước này.

Tháng 4/2018, Nga đã khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ trị giá 20 tỷ USD. Lò phản ứng hạt nhân đầu tiên dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023. Rosatom cho biết họ hiện có 33 hợp đồng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới với tổng giá trị là khoảng 130 USD, trong đó có hơn chục nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng ở một số nước như Bangladesh, Ấn Độ và Hungary. 

Ông Solzhenitsyn cho rằng xuất khẩu năng lượng từ lâu đã là một trụ cột trong chính sách đối ngoại của Nga do nước này luôn dư thừa nguồn cung dầu và khí. Việc xuất khẩu thiết kế và công nghệ hạt nhân cho các nhà máy điện khó khăn hơn, nhưng đứng về phương diện nào đó thì đây là hoạt động kinh doanh mang về nhiều lợi ích hơn. 

Bán lò điện hạt nhân mang lại nhiều lợi nhuận hơn là nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vì các nhà máy điện hạt nhân sẽ phải đi kèm với gói mua các dịch vụ liên quan đến nhiên liệu hạt nhân như đào tạo kỹ sư và tư vấn. Mỗi nhà máy điện hạt nhân là một dự án giá trị nhiều tỷ USD, những dự án này không hề bị ảnh hưởng bởi biến động về giá cả hàng hóa, và buộc khách hàng có mối quan hệ gắn bó với Nga nhiều thập kỷ sau khi nhà máy được xây dựng.

Việc giúp xây dựng các nhà máy điện hạt nhân được Nga xem như đòn bẩy ngoại giao nhằm xoay chuyển một phần lớn năng suất sản xuất điện của nước được giúp xây dựng nhà máy

Chương trình điện hạt nhân của Nga có được những đơn đặt hàng là vì 2 lý do chính sau: thiết kế rẻ, và Rosatom nhận được hỗ trợ từ Chính phủ Nga để tránh khỏi những rủi ro như nóng chảy hạt nhân.... Các đối thủ khác dường như khó mà cạnh tranh nổi với Nga./.

 

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục