Rủi ro tiềm ẩn trên thị trường việc làm Australia
Lương trì trệ, "Uber hóa" lực lượng lao động và gia tăng số lượng công việc hợp đồng... là nguyên nhân khiến số người dân Australia phải làm nhiều công việc cùng một lúc đang ở mức kỷ lục, theo báo cáo của Hội đồng Công đoàn Australia (ACTU).
Theo số liệu mới được Cơ quan Thống kê Australia công bố trong tháng Ba, hiện có hơn một triệu người Australia phải làm thêm công việc thứ hai, tăng hơn 20% trong vòng hai năm qua, chủ yếu là các công việc văn phòng, trả lời điện thoại, dạy thêm, chăm sóc y tế và trợ giúp xã hội.
Thư ký ACTU, bà Sally McManus, gọi tình trạng gia tăng số người phải làm thêm công việc thứ hai là “Uber hóa” lực lượng lao động.
Báo cáo của ACTU cho rằng người dân không có đủ giờ làm và không kiếm được đủ tiền từ công việc chính, vì vậy buộc phải làm thêm các công việc tạm thời, bán thời gian không an toàn.
Trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, tỷ lệ thiếu việc làm lại tăng 8,1%. Tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn hẳn trong lực lượng lao động trẻ, cao nhất là 31% trong độ tuổi 15-19; 20% trong độ tuổi 20-24; trong khi các độ tuổi khác tỷ lệ này không quá 9%
Bên cạnh tình trạng thiếu việc làm, mức lương hiện nay cũng không được tốt. Kể từ năm 2012, có rất ít thay đổi về lương thực tế (có tính đến lạm phát). Trong giai đoạn 1995-2012, người lao động được tăng lương thực tế trung bình gần 2% mỗi năm. Trong khi đó, giá trị lương thực tế giảm trong giai đoạn 2010-2018 và tỷ lệ công việc thứ hai tăng.
Trong một bức thư ngỏ đăng trên tờ Australia Financial Review vào trung tuần tháng Ba, hơn 120 nhà kinh tế, luật sư và các nhà phân tích thị trường lao động đã yêu cầu cần có biện pháp giải quyết vấn đề tiền lương trì trệ. Bức thư chỉ ra rằng tiền lương tính theo tỷ lệ phần trăm của Tổng sản phẩm quốc nội đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1959.
Người lao động đang làm ra nhiều của cải vật chất hơn, nhưng tiền lương của họ chỉ bằng hoặc ít hơn so với trước. Tăng lương trì trệ không phải là do suy giảm kinh tế mà do bất bình đẳng tăng lên, bức thư khẳng định.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ở một quốc gia có nhiều công việc không an toàn, sự bất bình đẳng trên toàn xã hội sẽ tăng thêm.
Vào năm 2015, OECD đã tính toán rằng khoảng 40% của tất cả việc làm ở Australia là "không hợp chuẩn" - nghĩa là công việc không phù hợp với tiêu chuẩn của việc làm “toàn thời gian, thường xuyên với một chủ lao động trong một khoảng thời gian dài”. Công việc “không hợp chuẩn” bao gồm công việc tạm thời, bán thời gian, công việc khi nào cần thì gọi, hoặc công việc được sắp xếp thông qua một đại lý hoặc nhà thầu phụ.
Tỷ lệ công việc “không hợp chuẩn” của Australia cao thứ ba trong số 36 quốc gia thành viên OECD, sau Hà Lan và Thụy Sỹ.
Theo báo cáo của ACTU, một trong những vấn đề lớn với sự gia tăng của công việc “không hợp chuẩn” ở Australia là sự dịch chuyển "rủi ro kinh tế" từ người sử dụng lao động sang người lao động. Khi nền kinh tế suy thoái hay nhu cầu trong nước suy giảm, chủ lao động Australia có thể cắt giảm nhanh chóng số lao động và chi phí lao động ở các công việc này.
ACTU nhận định: "Chính sách công tại Australia trong 30 năm qua đã đi quá xa trong việc thúc đẩy sự linh hoạt tiền lương theo chiều hướng đi xuống và các hình thức làm việc linh hoạt"./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Australia tăng mức phạt với doanh nghiệp vi phạm quyền riêng tư
17:15' - 24/03/2019
Australia thông báo sẽ tăng mức phạt đối với những “gã khổng lồ” công nghệ như Google và Facebook nếu vi phạm pháp luật về quyền riêng tư.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc đua tìm nguồn tài trợ trong bầu cử liên bang Australia
05:30' - 24/03/2019
Khả năng thất bại của Liên đảng Tự do/Quốc gia trong cuộc bầu cử liên bang sắp tới không chỉ do tỷ lệ ủng hộ của cử tri suy giảm mà còn do thiếu nguồn tài trợ tranh cử.
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Australia không kiếm được đủ tiền từ công việc chính
06:05' - 23/03/2019
Báo cáo của ACTU cho rằng người dân không có đủ giờ làm và không kiếm được đủ tiền từ công việc chính, vì vậy buộc phải làm thêm các công việc tạm thời, bán thời gian không an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
CEPA giúp thắt chặt quan hệ hợp tác Indonesia- Australia
05:30' - 21/03/2019
Tác giả Kornelius Purba nhận định Indonesia và Australia dường như đang tận hưởng “tuần trăng mật” thứ hai sau khi ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) tại Jakarta ngày 4/3/2019.
-
Kinh tế Thế giới
“Góc khuất” đằng sau Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Indonesia – Australia
05:30' - 16/03/2019
Giới học giả cho rằng nội dung của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia chưa được công bố và có khả năng những chi phí cùng lợi ích của hiệp định sẽ không được đánh giá chính xác.
-
Chuyển động DN
Huawei được cấp phép xây trạm điện thoại di động ở Perth, Australia
19:49' - 14/03/2019
Chính quyền bang Tây Australia đã cho phép Huawei tiếp tục thực hiện hợp đồng trị giá 205 triệu USD xây dựng một mạng lưới các trạm điện thoại di động dọc theo các tuyến tàu hỏa ở thủ phủ Perth.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20'
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11'
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08'
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.