Sai phạm Dự án Tây Hồ Tây: Viện Kiểm sát yêu cầu các bị cáo bồi thường gần 26 tỷ đồng
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa ra Quyết định kháng nghị một phần Bản án hình sự sơ thẩm số 213/2019/HSST ngày 3,4,5 và 10/7/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử 8 bị cáo nguyên là cán bộ, lãnh đạo UBND xã Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, nay là quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) về những sai phạm trong quá trình thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng tại Dự án Tây Hồ Tây (Hà Nội).
Trong Quyết định kháng nghị, Viện Kiểm sát xác định Tòa cấp sơ thẩm đã áp dụng hình phạt và trách nhiệm dân sự chưa phù hợp với quy định pháp luật.
Trên cơ sở đó, Viện Kiểm sát đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét tăng hình phạt và mức bồi thường thiệt hại đối với một số bị cáo trong vụ án.
Cụ thể, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng, tại phiên tòa, các bị cáo chỉ xuất trình được các giấy khen do UBND huyện Từ Liêm cấp, ngoài ra không có tài liệu chứng minh thêm về thành tích trong quá trình công tác.
Theo quy định thì chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ khác theo quy định tại Điều 51, khoản 2 – Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo Viện Kiểm sát, bản án sơ thẩm áp dụng quy định tại Điều 51, khoản 1, điểm v – Bộ luật Hình sự năm 2015 cho tình tiết giảm nhẹ này là không có cơ sở.
Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Hữu Khiêm (sinh năm 1967, nguyên Chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh) giữ vai trò chính, là người chỉ đạo các bị cáo Nguyễn Thị Gấm (sinh năm 1962, nguyên Chủ nhiệm Hợp tác xã Xuân Đỉnh) và Nguyễn Thị Thanh Hương (sinh năm 1979, nguyên cán bộ địa chính xã Xuân Đỉnh) thực hiện hành vi trái pháp luật. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Khiêm chưa thực sự thành khẩn khai nhận tội. Bị cáo Nguyễn Thị Gấm giữ vai trò đồng phạm tích cực.
Thiệt hại về tài sản của Công ty TNHH phát triển T.H.T. mà các bị cáo gây ra là đặc biệt lớn, hiện vẫn chưa được khắc phục. Việc Tòa cấp sơ thẩm áp dụng Điều 54, khoản 1, khoản 2 – Bộ luật Hình sự năm 2015 để tuyên hình phạt đối với bị cáo Khiêm và bị cáo Gấm dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại Điều 281, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 1999 là quá nhẹ, không có căn cứ do chỉ có 1 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51, khoản 1 như đã nêu trên. Viện Kiểm sát đánh giá hình phạt của cấp sơ thẩm chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo, chưa bảo đảm cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay.
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá, thiệt hại về tài sản của Công ty TNHH phát triển T.H.T. do chính các bị cáo: Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Thị Gấm và Nguyễn Thị Xuân Hương gây ra.
Do vậy, Viện Kiểm sát cho rằng cần phải buộc các bị cáo phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 48, khoản 1 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Việc bản án sơ thẩm tuyên buộc 38 hộ gia đình đã nhận số tiền bồi thường hỗ trợ trái pháp luật phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho Công ty TNHH phát triển T.H.T. là không phù hợp theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở đó, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định kháng nghị một phần Bản án án hình sự sơ thẩm số 213/2019/HSST ngày 3,4,5 và 10/7/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về 3 nội dung: Áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo; mức hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Hữu Khiêm và Nguyễn Thị Gấm; trách nhiệm bồi thường thiệt hại của 3 bị cáo Khiêm, Gấm và Hương.
Quyết định kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng sửa bản án sơ thẩm: Không áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51, khoản 1, điểm v và Điều 54, khoản 2 – Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với các bị cáo Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Thị Gấm và Nguyễn Thị Xuân Hương; tăng mức hình phạt đối với bị cáo Khiêm và bị cáo Gấm; Buộc 3 bị cáo: Khiêm, Gấm và Hương có trách nhiệm liên đới bồi thường cho Công ty TNHH phát triển T.H.T. số tiền hơn 25,6 tỷ đồng.
Trước đó, trong các ngày 3,4,5 và 10/7/2019, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 3 bị cáo: Nguyễn Hữu Khiêm 8 năm tù, Nguyễn Thị Xuân Hương 7 năm tù và Nguyễn Thị Gấm 6 năm tù về cùng tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Năm bị cáo còn lại nguyên là cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Từ Liêm, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hà Nội đã bị Tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt các mức án từ 24-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bản án sơ thẩm xác định, quá trình giải phóng mặt bằng Dự án Tây Hồ Tây, các bị cáo Khiêm, Hương, Gấm biết việc điều chuyển đất nông nghiệp để được bồi thường là trái quy định.
Tuy nhiên, từ tháng 6-11/2011, bị cáo Khiêm vẫn chỉ đạo và cùng Hương, Gấm ký xác nhận vào đơn xin điều chuyển đất, biên bản điều tra xác minh, phiếu xác nhận nguồn gốc đất cho 29 hộ với tổng diện tích là 5.344m2 cho các hộ khác.
Đồng thời còn ký xác nhận cho 11 hộ gia đình kê khai 4.929 m2 đất mương, đường giao thông là đất nông nghiệp. Tổng số tiền các bị cáo gây thiệt hại cho Nhà nước 26,9 tỷ đồng. Hiện nay mới thu hồi được 576 triệu đồng.
Quá trình giải quyết vụ án, UBND huyện Từ Liêm đã giải trình và đề nghị UBND thành phố Hà Nội chấp nhận phương án đền bù cho 2 hộ nhận đất với số tiền 487,1 triệu đồng. Vì vậy, Viện Kiểm sát cho rằng, số tiền thiệt hại còn lại là hơn 25,6 tỷ đồng.
Sau khi án sơ thẩm tuyên, đến nay đã có bị cáo Nguyễn Hữu Khiêm nộp đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt./.
- Từ khóa :
- hà nội
- giải phóng mặt bằng
- Dự án Tây Hồ Tây
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô
14:08' - 02/08/2019
Ngày 2/8, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô cùng 3 bị can khác là cán bộ của trường trong vụ án “Giả mạo trong công tác”.
-
Kinh tế và pháp luật
Hòa Bình kỷ luật lãnh đạo liên quan đến sai phạm trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018
17:16' - 01/08/2019
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã họp xem xét đề nghị thi hành kỷ luật đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý có liên quan đến sai phạm trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt vi phạm hành chính Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba
16:07' - 01/08/2019
Thanh tra Sở đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba và xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền là 7,5 triệu đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt nguyên Phó Chủ tịch UBND xã hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản
16:59'
Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối tượng Bạch Biên Hòa, nguyên là Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Xuân để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
-
Kinh tế và pháp luật
Google bị kiện tại Italy do hành vi chống cạnh tranh
14:04'
Moltiply, nền tảng so sánh giá của Italy, đã đệ đơn kiện đòi Google bồi thường thiệt hại 2,97 tỷ euro (3,13 tỷ USD).
-
Kinh tế và pháp luật
Mexico kiện Google vì đổi tên Vịnh Mexico thành Vịnh Mỹ
07:00'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố nước này đã đệ đơn kiện Google sau khi công ty công nghệ thay đổi tên Vịnh Mexico thành "Vịnh Mỹ" (Gulf of America) trên ứng dụng bản đồ Google Maps.
-
Kinh tế và pháp luật
Đã xác định danh tính tài xế gây tai nạn trên đường Kim Giang
17:50' - 10/05/2025
Công an thành phố Hà Nội cho biết, bước đầu xác định là N.B.A trú tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội là người điều khiển ô tô vào thời điểm xảy ra vụ việc.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt khẩn cấp nhóm đối tượng khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn
08:10' - 10/05/2025
Công an tỉnh Phú Thọ đã ra lệnh bắt, giữ người trong trường hợp khẩn cấp về hành vi “vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”.
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu Giám đốc nền tảng tiền điện tử Celsius bị kết án tù
07:00' - 10/05/2025
Nhà sáng lập và cựu Giám đốc điều hành (CEO) của nền tảng giao dịch tiền điện tử Celsius đã phá sản, ông Alexander Mashinsky, bị kết án 12 năm tù vì tội gian lận.
-
Kinh tế và pháp luật
BÌnh Định: Người dân ngăn cản hoạt động khai thác cát hợp pháp
21:30' - 09/05/2025
Mặc dù trúng đấu giá, hoàn tất các thủ tục pháp lý và đóng tiền đầy đủ cho Nhà nước nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không thể khai thác cát do một số người dân tại Hoài Ân, tỉnh Bình Định ngăn cản.
-
Kinh tế và pháp luật
Sản xuất hàng chục nghìn chai nước hoa giả bằng máy đánh trứng
19:54' - 09/05/2025
Công an tỉnh Bình Phước đã khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can trú tại thành phố Đồng Xoài về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.
-
Kinh tế và pháp luật
Mập mờ nguồn gốc sữa: Doanh nghiệp "thoắt ẩn thoắt hiện”
18:36' - 09/05/2025
Trong quá trình xác minh một số thực phẩm chức năng mua được trên thị trường, nhóm phóng viên TTXVN đã kiểm tra thực tế và liên hệ với chính quyền để tìm địa chỉ sản xuất nhưng đều không tìm thấy.