Sản xuất công nghiệp dần lấy lại đà tăng trưởng
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, sản xuất công nghiệp trong quý II/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 nên tốc độ tăng giá trị tăng thêm chỉ đạt 0,74% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 2,71%; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,96% và là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm 2011-2020.
Bà Nguyễn Thị Hương, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Thống kê cho biết, do dịch bệnh sớm được kiểm soát, các lĩnh vực của nền kinh tế đang bước vào trạng thái hoạt động bình thường trở lại, sản xuất công nghiệp có sự khởi sắc và dần lấy lại đà tăng trưởng cao từ tháng 5/2020.
Tổng cục Thống kê cho biết, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 2,71% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,1%; quý II tăng 0,74%). Theo đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,96% (quý I tăng 7,12%; quý II tăng 3,20%). Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,04%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,76%. Ngành khai khoáng giảm 5,4% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm mạnh 13,9% và khí đốt tự nhiên giảm 9,1%).Chỉ ra nguyên nhân chỉ số sản xuất công nghiệp đạt thấp, ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và đầu tư cho biết, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo.
Bên cạnh đó, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực ngày 1/1/2020 đã thay đổi thói quen uống rượu, bia của người dân. Từ đó, ảnh hưởng đến ngành sản xuất đồ uống.
Tổng cục Thống kê cho biết, trong các ngành công nghiệp, một số ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng giảm sâu hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất xe có động cơ giảm 16,4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 9,5%; sản xuất đồ uống giảm 8,8%; dệt tăng 2,8%...
Tuy nhiên, một số ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước và đóng góp lớn vào mức tăng chung của toàn ngành như: sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 27,9%; sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế tăng 15%; khai thác quặng kim loại tăng 13,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,8%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,1%...
Cùng với đó có một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 6 tháng đầu năm 2020 tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước như: ô tô giảm 26,6%; đường kính giảm 23,7%; bia giảm 17,4%; dầu thô khai thác giảm 13,9%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 13%... Bên cạnh đó, một số sản phẩm tăng cao như: linh kiện điện thoại tăng 27,5%; xăng, dầu các loại tăng 20,9%; thép thanh, thép góc tăng 12,8%; bột ngọt tăng 12,3%; phân u rê tăng 10%...Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2020 tăng 8,1% so với tháng trước và tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,6%).Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2020 khá cao với 78,9% (cùng kỳ năm trước là 74,9%); trong đó, một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: dệt 118,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 104,7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 103,4%; sản xuất xe có động cơ 97,3%...Để ngành sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng trong những tháng tới, bà Nguyễn Thị Hương cho biết, Tổng cục Thống kê đề xuất các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời.
Bên cạnh đó, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc tìm thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế, tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, vận động người dân ưu tiên dùng hàng trong nước, ủng hộ doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn khó khăn.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã nhấn mạnh đến giải pháp chủ động thực hiện hoặc tham gia vào quá trình phục hồi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gẫy, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị mới; tập trung xử lý hàng công nghiệp tồn kho.Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án bảo đảm năng lượng quốc gia; sớm trình Thủ tướng Chính phủ sơ đồ Quy hoạch điện VIII; duy trì sản xuất các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất mà Việt Nam có lợi thế; đồng thời, cần đẩy nhanh tiến độ, quyết liệt xử lý triệt để 12 dự án yếu kém của ngành công thương, nhanh chóng đưa các dự án có khả năng phục hồi vào vận hành, tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 của Tp. Hồ Chí Minh tăng 7,9%
11:02' - 05/06/2020
Theo Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5/2020 của Tp. Hồ Chí Minh tăng 7,9% so với tháng 4/2020 và giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2019.
-
Kinh tế tổng hợp
Chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước tăng cao trở lại
10:57' - 02/06/2020
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2020 đạt mức tăng 11,2% so với tháng trước mặc dù vẫn giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2019. 5 tháng, chỉ số sản xuất này tăng 1%, là mức tăng thấp nhất nhiều năm qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Khôi phục, phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại trong giai đoạn mới
19:47' - 15/05/2020
Tính đến cuối tháng 4/2020, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới hầu hết các nền kinh tế trên thế giới; trong đó, có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp nhất trong nhiều năm qua
20:23' - 03/05/2020
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2020 ước tính giảm 13,3% so với tháng trước và giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Tập trung tái cơ cấu các chuỗi liên kết cho sản xuất công nghiệp
15:27' - 09/04/2020
Ưu tiên quan trọng nhất trong thời điểm này là phải duy trì hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước qua giai đoạn khó khăn bởi tác động của dịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23'
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
13:38'
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tăng cường kiểm tra, nắm tình hình để kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp xã khi vận hành bộ máy mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
12:31'
Ngày 4/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp và thông qua nhiều nội dung để phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa xây 39 khu tái định cư phục vụ dự án đường sắt Bắc - Nam
11:46'
Dự kiến có khoảng 2.107 hộ dân phải di dời và bố trí tái định cư. Ngoài ra, khoảng 41 công trình gồm cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng sẽ phải di dời.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
07:58'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.