Sản xuất vật liệu xây dựng đối diện nhiều khó khăn
Ngày 15/6, Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng tại điểm cầu chính trụ sở Chính phủ và 32 điểm cầu địa phương. Hiện nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng trong xây dựng của Việt Nam vẫn còn rất lớn vì diện tích nhà ở toàn quốc vẫn còn thấp, tỷ lệ đô thị hoá mới đạt khoảng 43%, hệ thống kết cấu hạ tầng về giao thông, năng lượng chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngành vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn. Sản lượng tiêu thụ và doanh thu đều giảm sút, dẫn đến đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều người lao động mất việc làm… Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, từ năm 2023 đến nay, tiêu thụ clanhke và xi măng cũng đều sụt giảm. Năm 2023, tiêu thụ xi măng trong nước chỉ đạt 56,6 triệu tấn (bằng 83,5% năm 2022), đây là mức sụt giảm lớn nhất từ trước đến nay trong ngành xi măng. Ước tính đến hết tháng 6/2024, tổng sản lượng sản xuất clanhke và xi măng toàn quốc đạt khoảng 44 triệu tấn xi măng, tương đương cùng kỳ năm 2023 và dự kiến chỉ đạt khoảng 70- 75% tổng công suất thiết kế. Tồn kho lũy kế khoảng 5 triệu tấn xi măng và clanhke. Ước tính đến hết 6 tháng đầu năm 2024, lượng clanhke xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 5,4 triệu tấn. Tương tự, từ năm 2020 đến nay, sản lượng sản xuất gạch ốp lát chỉ đạt khoảng 50 – 60% tổng công suất thiết kế. Sản lượng tiêu thụ gạch ốp lát năm 2023 chỉ đạt khoảng 305 triệu m2, bằng khoảng 85% sản lượng sản xuất. Năm 2023, tổng sản lượng sản xuất chỉ đạt 92,9 triệu tấn, tương ứng 75% tổng công suất thiết kế và có 42 dây chuyền dừng hoạt động khoảng 1 đến 6 tháng, một số dây chuyển dừng cả năm (khoảng 30% công suất thiết kế). Tiêu thụ các sản phẩm kính xây dựng cũng giảm mạnh. Năm 2023, sản lượng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 153 triệu m2, giảm 33% so với năm 2022. Ước tính đến hết tháng 6/2024, sản lượng tiêu thụ kính xây dựng đạt khoảng 115 triệu m2 QTC, tương đương cùng kỳ 2023. Từ năm 2023 đến nay, đã có 3 dây chuyền phải dừng hoạt động sản xuất trên 6 tháng. Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, khó khăn, vướng mắc về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ do nhiều yếu tố, từ nguồn nhiên liệu, nguyên liệu, sức ép về đảm bảo các cam kết môi trường cho đến cả cơ chế, chính sách. Đặc biệt là khó khăn, vướng mắc về tài chính bởi suất vốn đầu tư lớn nhưng sản xuất và tiêu thụ kém khiến áp lực trả nợ cả gốc và lãi rất lớn. Nhiều nhà máy vật liệu xây dựng; trong đó có nhóm xi măng sản xuất không hiệu quả, thua lỗ, dẫn đến nợ xấu. Theo phân tích của Bộ Xây dựng, đối với nhóm xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn những nguồn cung như than lại khan hiếm, giá tăng hay một số nhiên liệu khác (khí hóa than, dầu FO, khí tự nhiên hóa lỏng - CNG hoặc khí gas hóa lỏng LPG) có giá bán liên tục biến động theo thị trường thế giới; chi phí nhiên liệu dầu kính xây dựng cũng tăng và khan hiếm… Bên cạnh đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng 7,5% trong năm 2023, dẫn đến làm tăng chi phí sản xuất các sản phẩm xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh thêm khoảng 1%. Nguồn nguyên liệu chính đối với xi măng (đá vôi, đất sét) gặp khó khăn vì thủ tục cấp phép khi nâng công suất khai thác các mỏ nguyên liệu để bảo đảm sản xuất. Nguồn cung các nguyên liệu phụ gia trong sản xuất clanhke (đất giàu silic, đất giàu sắt, đất giàu nhôm...) khan hiếm, giá thành cao. Gạch ốp lát, sứ vệ sinh có nguyên liệu chính là đất sét khai thác còn thủ công, chưa có công nghệ chế biến gia công đồng bộ. Cao lanh và tràng thạch khai thác trong nước có chất lượng chưa cao, phải qua tuyển lọc nhiều lần, làm tăng chi phí nguyên liệu phục vụ sản xuất. Với kính xây dựng, nguồn nguyên liệu chính (cát trắng silic, đá vôi, đolomit) cũng gặp khó khăn vì thủ tục cấp phép khai thác. Một số nguyên liệu soda, dolomit và hóa chất khác phải nhập khẩu, giá thành cao gây nhiều khó khăn và tăng chi phí trong sản xuất. Còn với vật liệu xây không nung, nguồn nguyên liệu có lượng sử dụng lớn là cát những thời gian qua khan hiếm nguồn cung, giá cát liên tục tăng cao, làm tăng chi phí và tăng giá thành sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất phải đối diện với sức ép về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, cùng với cam kết giảm phát thải tại Hội nghị COP26 buộc các nhà sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng phải đầu tư xử lý khí thải, giảm thiểu CO2 làm tăng chi phí sản xuất. Tuy nhiên, lại chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng trong việc đầu tư hệ thống phát điện sử dụng nhiệt thừa và sử dụng các nguyên liệu thay thế là phế thải của các ngành công nghiệp như tro xỉ, thạch cao nhân tạo... sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xi măng. Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ việc khó khăn tiêu thụ trong nước do nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng suy giảm bởi tốc độ đầu tư xây dựng giảm sút. Nhiều công trình xây dựng, dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng chậm triển khai, phải giãn, hoãn tiến độ. Thị trường bất động sản trầm lắng, các dự án, chương trình phát triển nhà ở, Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp còn chậm cũng tác động đến tiêu thụ vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, chí phí vận tải tăng cao tác động mạnh đến giá bán vật liệu xây dựng bởi đây là những sản phẩm có khối lượng lớn. Trong khi đó, thị trường nhập ngoại tăng lên đáng kể trong các năm gần đây đối với các sản phẩm gạch ốp lát, sứ vệ sinh và kính xây dựng làm suy giảm tiêu thụ đáng kể các sản phẩm nhóm này. Sản phẩm vật liệu xây không nung thì chưa được thị trường đón nhận nhiều do đa số người dân vẫn có thói quen sử dụng vật liệu xây truyền thống là gạch đất sét nung; đồng thời chất lượng một số sản phẩm chưa đảm bảo về chống thấm, nứt, gây khó khăn trong tiêu thụ.
Xuất khẩu cũng là bài toán khó đối với nhóm vật liệu xây dựng, nhất là xi măng do thuế xuất khẩu clanhke của Việt Nam tăng từ 5% lên 10% từ ngày 1/1/2023 làm cho giá clanhke kém cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Gạch ốp lát, sứ vệ sinh và kính xây dựng thì chịu cạnh tranh gay gắt về giá bán sản phẩm từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia. Cộng với chi phí cước vận tải biển biến động mạnh trong 3 năm trở lại đây, có thời điểm biên độ giao động tăng từ 50-80%. Đó là chưa kể các quy định về hàng rào kỹ thuật khi tại phần lớn thị trường xuất khẩu, những sản phẩm này cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng theo quy định của nước châu Âu, Australia, Mỹ, Canada… Tại hội nghị, Bộ Xây dựng nêu một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng trong thời gian tới như: đẩy mạnh đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn, các công trình quốc phòng, an ninh, công trình biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế biển. Cùng với tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhà ở; thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ Về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh bền vững…, cần tăng cường triển khai Đề án và các chương trình nhà ở khác. Ngoài ra, xem xét phương án xây dựng cầu cạn bê tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc, đặc biệt là ở những vùng có yêu cầu thoát lũ, vùng đất yếu và những vùng thiếu vật liệu đắp nền đường như vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tăng cường sử dụng công nghệ gia cố đất bằng xi măng trong xây dựng đường bộ; tăng cường sử dụng đường bê tông xi măng cho xây dựng đường nông thôn, miền núi và đường tại những vùng thường xuyên ngập lụt.
- Từ khóa :
- vật liệu xây dựng
- Bộ Xây dựng
- xi măng
- gạch ốp
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tp. Hồ Chí Minh xử lý nghiêm bán vật liệu xây dựng giả, kém chất lượng
20:36' - 06/06/2024
Tình trạng vật liệu xây dựng giả, nhái, kém chất lượng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đang rất nhức nhối trong thời gian qua, đặc biệt gây thiệt hại cho người tiêu dùng, chủ thầu xây dựng.
-
Doanh nghiệp
Cầm cự trong khó khăn, ngành xi măng kỳ vọng tăng tiêu thụ
16:44' - 02/05/2024
Ngành xi măng được dự báo vẫn chịu nhiều khó khăn từ việc nhu cầu trong nước khó có thể tăng cao, nguồn cung tiếp tục vượt xa cầu và cùng đó, xuất khẩu cũng phải cạnh tranh khốc liệt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào vận hành nhà máy điện sinh khối dùng trấu đầu tiên tại Việt Nam
13:35'
Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang có tổng công suất 20 MW là nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu trấu, dăm gỗ đầu tiên được đưa vào vận hành tại Việt Nam tới thời điểm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định hợp tác đầu tư tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester trị giá 1 tỷ USD
12:51'
Tỉnh Bình Định đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) về tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester có tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thận trọng khi mở rộng đối tượng “cá nhân” tham gia hoạt động đầu tư PPP
12:48'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư...
-
Kinh tế Việt Nam
Chi tiết nút giao cao tốc Bắc – Nam đưa vào khai thác dịp lễ 30/4 – 1/5
12:10'
Riêng đối với tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị với Huế có chiều dài khoảng 98,3 km hiện đã bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 bên trái tuyến và Km77+800 bên phải tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch đầu tiên
11:02'
Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện khi chính thức công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 – 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang vươn mình trong tất cả mọi lĩnh vực
10:23'
Giáo sư, Tiến sĩ Joseph Văn Võ, Tổng Giám đốc Tổ chức Khoa học gia và Chuyên gia gốc Việt toàn cầu (AVSC), đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng tăng 10%
10:22'
Trong 4 tháng của năm 2025, sản lượng hàng hóa thông qua cảng bằng đường biển Hải Phòng ước đạt trên 29,3 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông dự án khu công nghiệp lớn nhất Lạng Sơn
10:12'
UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định, việc hoàn thành dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp VSIP có ý nghĩa lớn, đóng góp vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.