Sáp nhập các sở ngành tại TPHCM: Cần xem xét các yếu tố đặc thù
Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng – Người phát ngôn của UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ như trên về vấn đề sáp nhập một số sở tại dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội quý 1/2017 của Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra ngày 31/3.
Theo ông Võ Văn Hoan, Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị nói rất rõ, những vấn đề liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh nên nghiên cứu sâu và chỉ đạo giải quyết rất cụ thể.
Thành phố Hồ Chí Minh phải có cơ chế đặc thù, nội dung sát sườn để tạo điều kiện cho thành phố phát triển. Nhưng Thành phố Hồ Chí Minh hiện cũng giống như các tỉnh, thành phố khác. “Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, tất cả các quy định về cơ cấu, tổ chức, bộ máy địa phương, cơ chế về tài chính, ngân sách… Thành phố Hồ Chí Minh cũng giống 62 tỉnh thành khác”, ông Hoan nhấn mạnh.
Cho rằng việc sáp nhập các Sở Giao thông vận tải, Xây dựng và Quy hoạch – Kiến trúc theo dự thảo có nhiều bất cập, thậm chí thụt lùi, ông Võ Văn Hoan cho biết: Trước đây, quy hoạch nằm trong xây dựng, sau đó Thành phố đề xuất cơ chế Kiến trúc sư trưởng, người có thẩm quyền quyết định về vấn đề về quy hoạch.
Sau đó, lại chuyển thành Sở Quy hoạch -Kiến trúc, bây giờ lại tính chuyện sáp nhập với Sở Xây dựng. Như vậy là quay về điểm ban đầu, không giải quyết được gì...
Người phát ngôn UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Thành phố Hồ Chí Minh luôn mong muốn tinh gọn bộ máy nhưng phải trên cơ sở tạo điều kiện cho thành phố phát triển chứ không phải là làm "teo tóp" bộ máy, khó quản lý hiệu quả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng …trên địa bàn thành phố...
Trước đó, ngày 27/3, tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016” , ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng nêu quan điểm không đồng ý đề xuất việc hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư với Tài chính, Xây dựng và Giao thông Vận tải, Quy hoạch và Kiến trúc.
Từ thực tế của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, ông Nguyễn Thành Phong cho biết: Chỉ riêng năm 2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư giải quyết 273.000 hồ sơ, tiếp nhận hơn 50.000 văn bản và phát đi hơn 35.000 văn bản. Sở này đang theo dõi hơn 6.700 dự án, làm việc với các doanh nghiệp đến từ 87 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo ông Phong, đó mới chỉ là việc của Sở Kế hoạch và Đầu tư, chưa kể Sở Tài chính. Nếu nhập 2 sẽ không thể làm nổi, dẫn đến đình trệ công việc, ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp, tác động đến sự phát triển của thành phố.
Nhấn mạnh việc tổ chức lại bộ máy nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh phải căn cứ vào đặc thù của thành phố, ông Phong cho rằng không thể sáp nhập ba Sở Xây dựng, Quy hoạch và Kiến trúc, Giao thông bởi dân số thành phố đang lên đến 13 triệu người, các vấn đề về đô thị, dân sinh là rất phức tạp.
Ví dụ, trước đây, việc chuyển Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất ở các quận, huyện về chung một đầu mối thành phố song thực tế công việc phát sinh, phải thành lập chi nhánh văn phòng ở quận, huyện. Bộ máy chưa thấy gọn nhưng việc giải quyết giấy tờ đất đai của người dân đã bị ngưng trệ một thời gian.
Hiện Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành. Một số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh sẽ được hợp nhất như nhập Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính thành Sở Kế hoạch - Tài chính.
Riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng được đề xuất sáp nhập với Sở Giao thông Vận tải và Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành Sở Giao thông, Xây dựng và Phát triển đô thị. Cơ cấu Sở mới gồm Văn phòng, Thanh tra và không quá 9 phòng chuyên môn, nghiệp vụ./.
- Từ khóa :
- tphcm
- tp.hồ chí minh
- sáp nhập sở ngành tphcm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh duy trì tốc độ tăng trưởng cao
17:45' - 31/03/2017
Trong quý 1/2017, kinh tế Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục có sự tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình ổn thị trường tại Tp. Hồ Chí Minh: Bài 2: Vốn mồi từ xã hội hóa
05:35' - 31/03/2017
Tp. Hồ Chí Minh đã thành công trong việc xã hội hóa nguồn vốn, thu hút được nhiều tổ chức tín dụng tham gia cung ứng nguồn vốn để thực hiện chương trình.
-
Kinh tế và pháp luật
Tp. Hồ Chí Minh: Phá đường dây làm giả giấy tờ và buôn bán xe gian quy mô lớn
20:45' - 30/03/2017
Công an Tp. Hồ Chí Minh đã bắt giữ 14 đối tượng, thu giữ 1 xe ôtô hiệu Innova, hơn 10 chiếc xe máy các loại (trong đó một số xe nhập lậu từ Campuchia) và nhiều giấy tờ giả các loại.
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình ổn thị trường tại Tp. Hồ Chí Minh: Bài 1: Mười lăm năm một hành trình
16:24' - 30/03/2017
Chương trình Bình ổn thị trường ngày càng thu hút các doanh nghiệp tham gia và tích cực triển khai nhiều hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.