Saudi Arabia tìm cách thay thế UAE và Qatar trở thành trung tâm vùng
Saudi Arabia gần đây đã mở rộng thách thức đối với các quốc gia vùng Vịnh nhỏ hơn bằng cách định vị nước này như một địa điểm tổ chức các sự kiện thể thao hàng đầu của khu vực sau khi Qatar đã giành được quyền đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 2022 (World Cup).
Saudi Arabia đã khởi động những nỗ lực này bằng cách đưa ra thông báo hồi tháng 2/2021 rằng nước này sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh với các tập đoàn quốc tế mà trụ sở khu vực của họ không đặt ở Saudi Arabia.
Một chủ ngân hàng có trụ sở ở UAE cho biết rõ ràng quyết định của Saudi Arabia nhằm mục tiêu vào UAE và muốn “thách thức vị thế” của Dubai.
Với việc UAE được xếp hạng 16 trên bảng Chỉ số thuận lợi kinh doanh năm 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), trái ngược với Saudi Arabia ở vị trí 62, Dubai từ lâu đã trở thành trụ sở khu vực ưa thích của các doanh nghiệp quốc tế. Tập đoàn vận tải DP World của Dubai hiện đang thống trị lĩnh vực cảng biển, với việc vận hành 82 bến tàu hàng hải và nội địa ở hơn 40 quốc gia, bao gồm Djibouti, Somaliland, Saudi Arabia, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Cyprus.
Bài viết cho rằng sự lấn sân của Saudi Arabia sang lĩnh vực quản lý cảng biển và các bến tàu dường như ít bị chi phối bởi những tính toán địa chiến lược. Thay vào đó, cơ quan quản lý cảng biển RSGT của Saudi Arabia, được hỗ trợ bởi Quỹ Đầu tư Công (PIF) - một quỹ tài sản chủ quyền của Saudi Arabia - nói rằng họ đang nhắm đến các cảng phục vụ hoạt động nhập khẩu của Saudi Arabia, như những cảng liên quan đến an ninh lương thực.
Giám đốc điều hành RSGT Jens Floe cho biết, công ty có kế hoạch đầu tư vào ít nhất ba cảng quốc tế trong 5 năm tới. Ông Floe cho biết mỗi khoản đầu tư sẽ lên đến 500 triệu USD. Ông lưu ý: “Chúng tôi tập trung vào các cảng ở Sudan và Ai Cập vì đây là những quốc gia quan trọng đối với chiến lược an ninh lương thực của Saudi Arabia”.
Việc Saudi Arabia tăng cường tập trung vào thể thao, bao gồm cả nỗ lực đăng cai tổ chức World Cup 2030 nhằm phục vụ nhiều mục tiêu: Cung cấp cho thanh niên Saudi Arabia, vốn chiếm hơn một nửa dân số Vương quốc, các cơ hội thư giãn và giải trí; thúc đẩy kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp giải trí của Thái tử Mohammed bin Salman; có thể đánh bóng hình ảnh của Saudi Arabia vốn bị ảnh hưởng bởi những cáo buộc lạm dụng nhân quyền, bao gồm cả vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018; và thách thức vị thế của Qatar như trung tâm thể thao của khu vực.
Một báo cáo gần đây của Grant Liberty - một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại London tập trung vào Saudi Arabia và Trung Quốc - ước tính rằng Vương quốc này đã đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD để tổ chức nhiều sự kiện thể thao, bao gồm cả các trận đấu chung kết giải bóng đá hàng đầu của Italy và Tây Ban Nha, giải đua xe Công thức 1, các trận đấu quyền Anh, đấu vật và các giải đấu golf. Qatar hiện nay vẫn là nước dẫn đầu Trung Đông về việc đăng cai các sự kiện thể thao, tiếp theo là UAE.
Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của Thái tử Mohammed nhằm đa dạng hóa và hợp lý hóa nền kinh tế Saudi Arabia cũng như loại bỏ sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ "đã đặt việc tạo ra các môn thể thao chuyên nghiệp và ngành thể thao là một trong những mục tiêu của mình”. Sự tăng cường tập trung vào lĩnh vực thể thao diễn ra khi Saudi Arabia dường như đang rút lại ý định giảm trọng tâm của xuất khẩu năng lượng trong nền kinh tế của mình.
Saudi Arabia dự định tăng công suất sản xuất dầu từ 12 triệu lên hơn 13 triệu thùng/ngày với giả định rằng những nỗ lực toàn cầu nhằm thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các nguồn năng lượng sạch hơn sẽ khiến Mỹ và Nga giảm mạnh sản xuất. Saudi Arabia có thể tính toán rằng, nhu cầu ở châu Á đối với nhiên liệu hóa thạch sẽ tiếp tục tăng ngay cả khi chứng kiến xu hướng giảm ở phương Tây. Các nhà sản xuất vùng Vịnh khác, bao gồm UAE và Qatar, cũng đang theo một chiến lược tương tự.
Một nhà phân tích của Saudi Arabia nói rằng: “Thể thao, giải trí, du lịch và khai thác mỏ cùng với các ngành công nghiệp khác được nêu ra trong Tầm nhìn 2030 là sự mở rộng có giá trị của nền kinh tế Saudi Arabia nhằm phục vụ nhiều mục đích kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên, một điều rõ ràng là năng lượng vẫn đóng vai trò chủ chốt trong trò chơi này”./.
- Từ khóa :
- uae
- saudi arabia
- vùng vịnh
- thị trường dầu mỏ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quỹ đầu tư quốc gia Saudi Arabia đầu tư 160 triệu USD vào quỹ hạ tầng Trung Đông
22:00' - 11/06/2021
Quỹ đầu tư quốc gia (PIF) của Saudi Arabia đã cam kết tài trợ lên đến 20% quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng Trung Đông trị giá 800 triệu USD do Tập đoàn Aberdeen Standard Investments & Investcorp thành lập.
-
DN cần biết
Saudi Arabia dẫn đầu Trung Đông-Bắc Phi về thu hút FDI
08:07' - 25/05/2021
Saudi Arabia đã thu hút được 18% tổng số vốn FDI tại Trung Đông - Bắc Phi trong năm 2020, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
UAE đầu tư 10 tỷ USD vào Quỹ đầu tư quốc gia của Indonesia
07:38' - 26/03/2021
Chính phủ Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) cho biết sẽ giải ngân khoản đầu tư trị giá 144 nghìn tỷ rupiah (10 tỷ USD) vào Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) do Cơ quan Đầu tư Indonesia (INA) quản lý.
-
Tài chính
UAE lập quỹ đầu tư 10 tỷ USD vào Israel
07:28' - 15/03/2021
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đang lập một quỹ đầu tư trị giá 10 tỷ USD cho các lĩnh vực chiến lược tại Israel, quốc gia mà UAE đã bình thường hóa quan hệ vào năm ngoái.
-
Tài chính & Ngân hàng
UAE lần đầu tiên bị đưa vào danh sách tốp 10 "thiên đường thuế"
11:30' - 10/03/2021
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã lần đầu tiên bị đưa vào danh sách 10 "thiên đường thuế" trên thế giới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia: Các quốc gia vùng Vịnh năm 2021 sẽ không phải vay nợ nhiều
10:12' - 02/03/2021
Giới phân tích cho rằng, các quốc gia vùng Vịnh trong năm 2021 sẽ không cần phải vay nợ nhiều như năm ngoái, bởi tình hình ngân sách của họ có khả năng cải thiện khi giá dầu và nền kinh tế phục hồi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Giám đốc WTO khẳng định thương mại tự do toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng
17:03'
Thương mại tự do toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng và các nước cần coi đây là cơ hội giải quyết các thách thức cũng như tận dụng các xu hướng mới trong thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ưu tiên thúc đẩy thỏa thuận kinh tế trong chuyến thăm Vùng Vịnh
16:04'
Ngày 13/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Saudi Arabia để bắt đầu chuyến công du bốn ngày tới khu vực vùng Vịnh, với mục tiêu chủ yếu là thúc đẩy các thỏa thuận kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sắp đầu tư hơn 4,7 tỷ USD vào Brazil
14:55'
Ngày 12/5, Tổng thống Brazil Lula da Silva cho biết các công ty Trung Quốc sẽ đầu tư 27 tỷ real (hơn 4,7 tỷ USD) vào nước này trong những tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu suy thoái
10:14'
Báo cáo xu hướng kinh tế tháng 5 của Hàn Quốc bắt đầu xuất hiện các chỉ số cho thấy sự suy thoái kinh tế ở nước này khi các điều kiện bên ngoài xấu đi nhanh chóng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump kỳ vọng đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
08:36'
Ngày 12/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không cho rằng mức thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ quay trở lại mức 145% sau thời hạn tạm hoãn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine ký luật phê chuẩn thỏa thuận thành lập Quỹ Đầu tư tái thiết với Mỹ
07:44'
Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 12/5 đã ký luật phê chuẩn thỏa thuận giữa Kiev và Washington về việc thành lập Quỹ Đầu tư tái thiết Mỹ-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Những tín hiệu trái chiều của kinh tế Nhật Bản
20:56' - 12/05/2025
Theo báo cáo, thặng dư trong cán cân tài khoản vãng lai, chỉ số vĩ mô đánh giá kinh tế Nhật Bản, đã tăng 16,1% so với năm trước, đạt mức cao nhất kể từ khi có dữ liệu so sánh vào năm tài chính 1985.
-
Kinh tế Thế giới
Các điểm nhấn của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc
20:15' - 12/05/2025
Trung Quốc và Mỹ đã tuyên bố tạm ngừng cuộc chiến thương mại sau cuộc đàm phán tại Geneva (Thụy Sỹ) ngày 12/5. Theo đó, hai bên sẽ dỡ bỏ phần lớn thuế quan và các biện pháp đối kháng khác vào 14/5.
-
Kinh tế Thế giới
Bước tiến nhỏ cho bài toán lớn
19:10' - 12/05/2025
Thế giới cuối tuần qua đổ dồn sự chú ý về thành phố Geneva của Thụy Sĩ, nơi diễn ra cuộc đàm phán thương mại mang tính quyết định được chờ đợi từ lâu giữa Mỹ và Trung Quốc.