Sẽ xây dựng các kịch bản tăng trưởng và lạm phát để đề ra đối sách phù hợp
Quý III/2018 khép lại với một loạt chỉ số “đẹp”: GDP 9 tháng tăng 6,98%, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011; có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD gồm điện thoại và linh kiện; hàng dệt may; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; giày dép; xuất siêu đạt “kỷ lục” 5,39 tỷ USD...
Đánh giá về kết quả này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9: Những thành tựu đạt được đã “Chứng tỏ điều hành của chúng ta kiên quyết, kịp thời; đồng thời cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh và ổn định vĩ mô”.
Phân công đi đôi với giám sát thực tế
Từ đầu năm tới nay, cả hệ thống chính trị, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đồng lòng, vào cuộc triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 với phương châm hành động "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả".
Điểm nổi bật nhất của Nghị quyết này chính là Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi đi kèm với giám sát việc thực hiện để các hành lang pháp lý, các cải cách “thẩm thấu” vào sản xuất, kinh doanh và các hoạt động của nền kinh tế nhằm đem lại những chỉ số tốt nhất đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng.
Cụ thể, trong 9 tháng qua, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, cả 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đều tăng cao. Đặc biệt, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,65%, là một động lực chính của tăng trưởng. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,9%. Tổng cầu tăng mạnh. Việt Nam dẫn đầu thế giới về Chỉ số tinh thần khởi nghiệp, với 92% người được hỏi sẽ cân nhắc khởi nghiệp; 88% sẵn sàng chấp nhận rủi ro thất bại khi khởi nghiệp (trung bình thế giới ở mức 47%).
Chỉ đạo này luôn được Chính phủ nhất quán và yêu cầu tới từng Bộ, ngành, địa phương. Cụ thể, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao cũng như thực hiện các chỉ tiêu xây dựng; đồng thời phân công rõ từng nhiệm vụ, giải pháp cho các địa phương, bộ ngành. Đặc biệt, Chính phủ rất quyết liệt trong việc kiểm soát các giải pháp đã đề ra.
Điều này thể hiện rõ nét trong các phiên họp Chính phủ hàng tháng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đều cập nhật kết quả tình hình các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao 16.441 nhiệm vụ cho các bộ ngành, địa phương; trong đó, có 7.951 nhiệm vụ đã hoàn thành, 8.245 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 245 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn (chiếm 3%, tăng 0,26% so với tháng trước).
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, những tháng còn lại của năm, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là đẩy mạnh cải cách thể chế, sắp xếp bộ máy tinh gọn, tinh giản biên chế. Cùng đó, vấn đề điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành đã thực hiện tốt nhưng cần làm tốt hơn.
Hiện có có tổng số 9.926 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành và 120 thủ tục kiểm tra chuyên ngành, mới chính thức cắt giảm, đơn giản hóa được 1.700 dòng hàng và 30 thủ tục. Hiện có tổng số gần 6.200 điều kiện kinh doanh, mới chính thức cắt giảm được 1.133 điều kiện, đạt trên 30% so với yêu cầu.
“Như vậy, còn phải cố gắng nhiều”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ và nhấn mạnh rằng: các nghị định cắt giảm các điều kiện kinh doanh đang được các cơ quan hoàn thiện để làm sao trong tháng 10 này Chính phủ ban hành.
Đánh giá về kết quả kinh tế 9 tháng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho rằng, đây là mức tăng trưởng GDP 9 tháng cao nhất 8 năm qua, là nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, trước đây, căn cứ vào tình hình thực tế về năng lực sản xuất của nền kinh tế, tổng cục đã dự báo xu thế tăng trưởng năm nay sẽ khác với mọi năm, không còn xu hướng quý sau cao hơn quý trước mà sẽ theo hướng tốc độ tăng giảm dần qua từng quý.
Thực tế, quý I năm nay GDP tăng 7,45% và đến quý II tốc độ tăng giảm xuống còn 6,73% nhưng đã bật lên 6,88% trong quý III. Mặc dù tốc độ tăng này thấp hơn tốc độ tăng trưởng quý III/2017 nhưng cao hơn tăng trưởng quý III các năm 2011-2016.
"Việc đảo chiều xu hướng tốc độ tăng GDP so với dự đoán của chúng tôi càng khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, đã thường xuyên theo dõi, đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện từng lĩnh vực trong từng tháng, từng quý ngay từ đầu năm nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2018. Nhờ đó, chúng ta đã có được kết quả tăng trưởng 9 tháng như hiện nay".
Xây dựng các kịch bản để có đối sách phù hợp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý, thời gian từ nay đến cuối năm chỉ còn 3 tháng, để đạt được mục tiêu kế hoạch năm 2018, tạo nền tảng cho thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan; cần tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.
Theo đó, kiên định với mục tiêu tăng trưởng 6,7%, ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát đã đề ra, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phối hợp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chặt chẽ, linh hoạt, chủ động và đồng bộ; xây dựng các kịch bản tăng trưởng và lạm phát từ nay đến cuối năm và 6 tháng đầu năm 2019 để đề ra đối sách phù hợp.
Cùng với đó, các bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm kỷ luật chi ngân sách nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên.
Trong cuộc họp Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia mới đây, các thành viên cũng cho rằng, từ nay đến cuối năm, việc điều hành chính sách tiền tệ, tài chính quốc gia còn gặp nhiều thách thức do độ mở của nền kinh tế rất lớn, chịu ảnh hưởng của các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới.
Việc điều hành tỷ giá, lãi suất có nhiều yếu tố khó lường khi chiến tranh thương mại leo thang; tình hình hoạt động của khối doanh nghiệp tư nhân còn khó khăn.
Do đó, các thành viên Hội đồng đề nghị Chính phủ cần theo dõi sát diễn biến của các cuộc xung đột thương mại trên phạm vi toàn cầu để kịp thời có giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực.
Chính phủ cũng cần kiên định điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thắt chặt chính sách tài khóa; tranh thủ ổn định kinh tế vĩ mô để đẩy mạnh hơn nữa cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trên cơ sở tăng mạnh mẽ năng suất lao động.
Theo Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, nền kinh tế Việt Nam có độ mở tăng nhanh, thuộc nhóm nước có độ mở của nền kinh tế cao trong khu vực ASEAN, chỉ thấp hơn độ mở kinh tế của Singapore. Điều này phản ánh thực tế nền kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc khá nhiều vào bên ngoài, thậm chí nền kinh tế có thể bị cuốn vào “vòng xoáy” của những biến động đó.
Với phạm vi và quy mô xung đột như hiện nay của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, thì Việt Nam chịu cả ảnh hưởng tiêu cực lẫn những tác động tích cực.
"Do vậy chúng ta phải có giải pháp tranh thủ các tác động tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực đối với các biến động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung này." Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm lưu ý.
Với tồn tại cố hữu là chậm giải ngân vốn đầu tư công, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; trong đó chú trọng các dự án trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án có ý nghĩa nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, nghiêm khắc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây chậm trễ trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Tiếp tục khai thác thế mạnh nội lực sản xuất trong nước, giảm khai thác tài nguyên, Chính phủ đã đang và sẽ đề ra các chính sách hỗ trợ, phát triển các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển doanh nghiệp tư nhân.
Về vấn đề này, chủ trương của Chính phủ yêu cầu các bộ ngành đẩy nhanh nghiên cứu tác động, chủ động tiếp cận, cũng như khai thác hiệu quả những yếu tố thuận lợi mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại; đồng thời quan tâm, tạo điều kiện, xây dựng hành lang pháp lý, định hướng hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng lực, áp dụng thành quả của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Một sự kiện quan trọng trong tháng 9 đối với doanh nghiệp đó là việc ra mắt Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý vốn tại 19 tập đoàn, tổng công ty lớn.
Với số vốn 1 triệu tỷ đồng, tài sản trị giá 2,3 triệu tỷ đồng, Ủy ban được kỳ vọng sẽ giúp hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước hiệu quả hơn, công khai, minh bạch hơn, đóng góp vào sự phát triển đất nước.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, đến thời điểm này, có thể khẳng định sẽ hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu Quốc hội giao cho năm 2018, với 8 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt.
Với các giải pháp vừa cụ thể, vừa linh hoạt cùng với sự giám sát và quản lý chặt chẽ đồng thời luôn bám sát tình hình để có đối sách kịp thời, phù hợp, hy vọng GDP năm 2018 có khả năng vượt mục tiêu 6,7%./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp 9 tháng ước đạt 29,54 tỷ USD
18:57' - 28/09/2018
Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 9 tháng ước đạt 29,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 73% kế hoạch năm và vượt 1,3% mục tiêu quý đã đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường lao động việc làm và những chuyển biến sau 9 tháng
18:34' - 28/09/2018
Tổng cục Thống kê cho biết, tình hình lao động việc làm có nhiều chuyển biến tích cực nhờ chính sách cải cách hành chính tiếp tục phát huy hiệu quả...
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 9 tháng và những con số ấn tượng
17:19' - 28/09/2018
Sáng 28/9, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã tổ chức buổi họp báo công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội 9 tháng năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.