Sớm thích ứng với các yêu cầu xanh
Đây cũng là lĩnh vực tập trung nhiều chính sách xanh của EU và sẽ là những thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp ngành hàng này để tiệm cận hoặc đạt các tiêu chuẩn xanh của EU nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.
Giáo sư, Tiến sĩ Andreas Stoffers, Giám đốc quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam cho biết, các tiêu chuẩn xanh nằm trong Thỏa thuận Xanh châu Âu (EGD) cũng là chương trình tổng thể và dài hạn của EU nhằm ứng phó với các vấn đề khẩn cấp về khí hậu toàn cầu đến năm 2050. Được thông qua ngày 15/1/2020, EGD định hình chiến lược của EU để đạt mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (trung hòa về phát thải) và trở thành khu vực kinh tế sử dụng ít nhất các nguồn lực tự nhiên vào năm 2050. Theo đó, có 9 lĩnh vực chính nằm trong EGD bao gồm: khí hậu, môi trường và đại dương, nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông, nghiên cứu và phát triển, tài chính và xây dựng.
Sau gần 4 năm triển khai EGD, EU đã có nhiều chính sách xanh đang và dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào khu vực này. Nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, chiến lược “Từ trang trại đến bàn ăn” hay còn gọi là Farm to Fork - F2F đã nêu các mục tiêu chuyển đổi xanh trong nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm.
Giáo sư, Tiến sĩ Andreas Stoffers cho rằng, chính sách xanh của EU sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu Việt Nam theo nhiều cách thức khác nhau, phổ biến nhất là làm gia tăng các tiêu chuẩn “xanh, bền vững” đối với hàng hóa xuất khẩu. Đó là các tiêu chuẩn kỹ thuật xanh mới, hoặc sửa đổi, nâng cấp yêu cầu hoặc mở rộng diện áp dụng của các tiêu chuẩn hiện có. Hay như nhóm về quy định gia tăng trách nhiệm tài chính của nhà sản xuất cho các mục tiêu “xanh, bền vững”. Điều này có thể hiểu là các khoản phí bổ sung phải nộp, các loại chứng chỉ trung hòa carbon phải mua….Cùng đó là việc tăng thêm về thủ tục khai báo thông tin về trách nhiệm giải trình khi nhập khẩu như nguồn gốc xuất xứ đất trồng, về lượng carbon phát sinh trong quá trình sản xuất trên đơn vị sản phẩm…Hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về các khía cạnh “xanh, bền vững” của sản phẩm cho người tiêu dùng như việc ghi nhãn, hộ chiếu số cho sản phẩm. Ngoài ra, còn có một số chính sách xanh khác cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất, xuất khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam sang EU vào thời điểm hiện tại. Chẳng hạn như quy định về chống phá rừng (EUDR), hay như quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, cơ chế điều chỉnh carbon tại biên giới (CBAM).
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Andreas Stoffers, mặc dù trước mắt các chính sách xanh của EU đặt ra những thách thức lớn cho xuất khẩu Việt Nam, nhưng trong lâu dài, việc thực hiện chủ động chuyển đổi xanh một cách đồng bộ và toàn diện có thể mang lại những cơ hội nhất định cho doanh nghiệp.
Đại diện cho giới nghiên cứu, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, qua một khảo sát nhanh do VCCI thực hiện với nhóm các doanh nghiệp ngành nông nghiệp, chế biến thực phẩm cho thấy, có từ 88-93% số người được hỏi chưa từng biết đến hoặc chỉ nghe nói sơ qua tới EGD hoặc các chính sách xanh nổi bật của EU liên quan tới xuất khẩu Việt Nam.
Đặc biệt, chỉ có 4% doanh nhân, cán bộ nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp biết rõ về EGD, mức thấp hơn nhiều so với các nhóm tham gia khảo sát khác. Do đó, việc đầu tiên cần làm để ứng phó với các tác động của EGD tới xuất khẩu Việt Nam là chủ động tìm hiểu về EGD để nhận biết, thường xuyên cập nhật về các chính sách xanh cụ thể của EU có liên quan tới từng loại sản phẩm xuất khẩu.
Thách thức mà EGD đặt ra với xuất khẩu Việt Nam trước hết nằm ở sự thay đổi, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, hiệp hội và các chủ thể liên quan. Tiếp đó là năng lực tuân thủ về công nghệ, kiểm soát chuỗi và truy xuất nguồn gốc, kỹ năng của lao động và hệ thống lưu trữ, giải trình. EGD và các chính sách, biện pháp thực thi của thỏa thuận này không chỉ nhiều về số lượng, phức tạp về tính chất, mà còn liên tục phát triển qua thời gian. Quan trọng hơn là không có một bộ các tiêu chuẩn xanh chung, không có một lộ trình chuyển đổi xanh thống nhất cho tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu sang EU. Do đó, cần có sự chung tay, vào cuộc của không chỉ doanh nghiệp, mà còn cả cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội và tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp để cùng tìm kiếm, thảo luận và thống nhất triển khai giải pháp ứng phó với những thách thức đặt ra của EGD.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, trước mắt các chính sách trong EGD đặt ra những thách thức lớn cho xuất khẩu Việt Nam, nhưng về lâu dài, việc thực hiện chủ động chuyển đổi xanh một cách đồng bộ và toàn diện có thể mang lại những cơ hội nhất định cho doanh nghiệp. Đây là cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể đi trước một bước, tiếp cận sớm thị trường các sản phẩm xanh đầy tiềm năng của EU với tệp khách hàng có ý thức tiêu dùng xanh đang gia tăng mạnh mẽ của khu vực này.
Cùng đó, thích ứng sớm với các yêu cầu xanh ở EU cũng mang đến sự bảo đảm nhất định cho khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp đi các thị trường phát triển khác như: Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Australia... Thêm vào đó, chuyển đổi xanh mặc dù có thể yêu cầu đầu tư ban đầu cao nhưng lại có thể là nhân tố giúp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp trong dài hạn.
Từ thực tiễn doanh nghiệp, ông Đỗ Xuân Hiền, Chánh Văn phòng Hiệp Hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho hay, muốn thích ứng được những tiêu chuẩn theo EGD, doanh nghiệp cần theo dõi, cập nhật về các xu hướng chính sách EU liên quan tới sản phẩm; có sự chuẩn bị, đầu tư và hành động từ sớm, từ xa để dần thích ứng, bảo đảm khả năng tuân thủ các yêu cầu bắt buộc khi EU áp dụng chính thức.
Cùng với nỗ lực của doanh nghiệp mong rằng, các cơ quan Nhà nước, hiệp hội, tổ chức khác có thể hỗ trợ hiệu quả cho quá trình thích ứng với các tiêu chuẩn xanh của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin kịp thời, chuẩn xác và chi tiết về các tiêu chuẩn xanh EU theo nhóm sản phẩm cụ thể. Bên cạnh đó, tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện và phối hợp với phía EU trao đổi về cách thức thực thi phù hợp, về các hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tác động của gián đoạn vận tải ở Biển Đỏ đến xuất khẩu nông sản
07:58' - 12/03/2024
Tại Kênh đào Suez, chính các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Yemen đã khiến lưu lượng hàng hóa giữa châu Á và châu Âu giảm rõ rệt (giảm khoảng 35% trong những tháng đầu năm 2024).
-
Hàng hoá
Thêm cơ hội để nông sản, thực phẩm Việt vào hệ thống Aeon
18:29' - 11/03/2024
Trước thềm Chuỗi sự kiện "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế", Aeon TopValu cho biết sẽ tiếp tục huy động đông đảo đại diện mua hàng trong hệ thống, từ nhiều quốc gia.
-
Hàng hoá
Nông sản Việt thừa thắng tăng tốc
10:38' - 04/03/2024
Năm nay ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng GDP của ngành từ 3 - 3,5%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 - 55 tỷ USD.
-
Thị trường
UKVFTA - "trụ đỡ" cho xuất khẩu nông sản sang Anh
11:01' - 03/03/2024
Xuất khẩu Việt Nam sang Anh đầu năm 2024 ghi nhận kết quả đáng khích lệ với giá trị xuất khẩu trong tháng Một tăng hơn 57% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Biến động chi phí logistics gây khó cho xuất khẩu nông sản
08:25' - 24/02/2024
Theo thống kê, hiện nay chi phí vận tải trên tổng chi phí logistics của Việt Nam đang ở mức rất cao, lên tới hơn 60%, cao khoảng gấp đôi so với các nước khác. Đây là con số rất lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19'
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56'
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, GDP của cả nước tăng 7,52%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2025
10:03'
Kinh tế quý II/2025 đạt mức tăng trưởng 7,96%, mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8,56% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 -2025.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29' - 04/07/2025
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45' - 04/07/2025
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.