Sớm thống nhất chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
VCCI cho rằng, cần xem xét nội dung quy định các hành vi vi phạm liên quan đến thiết bị giám sát hành trình. Ảnh minh họa: Nguyên Linh - TTXVN
Phản hồi đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc góp ý dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cần xem xét nội dung quy định các hành vi vi phạm liên quan đến thiết bị giám sát hành trình.
Bởi đối với hành vi ”sử dụng thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá không truyền thông tin về hệ thống giám sát tàu cá theo quy định hoặc không có thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá trong quá trình hoạt động”, dự thảo lại đang quy định khác nhau về khung xử phạt. Cụ thể như, điểm c khoản 1 Điều 20 quy định xử phạt trong khung từ 300-500 triệu đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên hoặc từ 15 m đến dưới 24 m trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần. Trong khi đó, ở điểm c khoản 2 Điều 20 lại quy định xử phạt trong khung từ 500-700 triệu đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần. Chưa kể, ở điểm c khoản 6 Điều 35 có nội dung xử phạt trong khung từ ”100 triệu đồng đến 300.000.000 đồng” đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét. Điều này sẽ gây khó khăn trên thực tế áp dụng, vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo điều chỉnh lại quy định để đảm bảo tính thống nhất. Về nội dung vi phạm quy định về đăng ký tàu cá VCCI thấy rằng, dự thảo quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm ”không đăng ký lại tàu cá theo quy định” là ”buộc phá dỡ hoặc chuyển đổi mục đích” là quá nặng. Vì theo quy định tại khoản 1, Điều 22, Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đăng kiểm viên tàu cá công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá thì phải đăng ký lại tàu cá trong các trường hợp. Cụ thể là, giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất, bị rách nát, hư hỏng; thay đổi tên tàu, hô hiệu (nếu có) hoặc các thông số của tàu nhưng không làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu cá; thay đổi thông tin của chủ sở hữu trong giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; tàu cá hết thời hạn cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê; tàu đã được cấp giấy xác nhận đã đăng ký... Do đó, nếu áp dụng biện pháp khắc phục tháo dỡ hoặc buộc chuyển mục đích sử dụng trong những trường hợp đề cập là quá nặng. VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định này. Đối với vi phạm quy định về quản lý cảng cá tại điều 40 của dự thảo có sử dụng khái niệm mang tính định tính ”kịp thời”. Ví dụ như không thông báo kịp thời, báo cáo không kịp thời... để xác định hành vi vi phạm là chưa đủ rõ ràng, có thể tạo ra sự tùy nghi trong việc áp dụng. VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn. Chẳng hạn như, xác định một khoảng thời gian cụ thể phải thực hiện hành vi thông báo, báo cáo./.- Từ khóa :
- vi phạm
- VCCI
- hành chính
- đồng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào cho tàu cá nằm bờ?
17:44' - 08/03/2022
Theo Chi cục Thủy sản Kiên Giang, hiện số tàu đánh bắt xa bờ trong tỉnh chưa ra khơi hoạt động khai thác lên tới 900 tàu; trong đó số nằm bờ dài hạn khoảng 300 tàu, còn lại hơn 600 tàu chưa xuất bến.
-
Kinh tế tổng hợp
Giá nhiên liệu tăng, nhiều tàu cá nằm bờ
11:57' - 24/11/2021
Tại cảng cá Gành Hào, huyện Đông Hải, những ngày này không còn cảnh nhộn nhịp tàu, thuyền ra vào như trước. Thay vào đó là hình ảnh hàng chục chiếc tàu neo đậu san sát nhau.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 47 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và sử dụng nguồn nhân lực
15:19'
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành thực hiện nghiên cứu dự báo và hoạch định chính sách; đổi mới công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026
15:19'
Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và tiến hành phiên họp bế mạc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai
13:28'
Thủ tướng yêu cầu đề xuất cơ chế để thực hiện linh hoạt các phương thức giao đất, cho thuê đất đối với quỹ đất dôi dư khi sắp xếp lại trụ sở, cơ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước, đất thu hồi...
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi tên Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu
13:07'
HĐND thành phố Hà Nội thông qua việc đổi tên Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu cho khu vực đất đã xây dựng và quy hoạch công viên thuộc phường Thanh Nhàn cũ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về chính sách, pháp luật đất đai
10:48'
Sáng 10/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 03 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 01 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh xin ý kiến về dự án siêu trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD
10:17'
Chủ tịch UBND TP. HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng xin ý kiến về đề xuất đầu tư dự án siêu Trung tâm dữ liệu dành riêng cho phát triển trí tuệ nhân tạo và trung tâm dữ liệu trị giá khoảng 2 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
10:15'
Sáng 10/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 47.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Quan hệ Việt Nam – Mỹ tiến tới tầm cao mới
10:15'
Nhân kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng đã trả lời phỏng vấn TTXVN về lĩnh vực hợp tác mà 2 nước có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Mozambique mong muốn hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực
08:24'
Người đứng đầu Chính phủ Mozambique khẳng định nước này coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới như khai khoáng, năng lượng, viễn thông...