"Sóng ngầm" ở thị trường trái phiếu thế giới
Hai quốc gia này đang cố gắng giữ cho đồng tiền của mình không trượt xuống mức thấp lịch sử.
Nhật Bản và Trung Quốc - hai chủ nợ hàng đầu của Mỹ - nắm giữ 1.935 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ tính đến tháng 6/2023. Theo dữ liệu của Refinitiv, con số này gần bằng 1/4 tổng giá trị trái phiếu Mỹ ở nước ngoài, nhưng chỉ chiếm dưới 8% tổng giá trị trái phiếu của nước này và khác xa so với mức cao 25,4% tổng giá trị trái phiếu Mỹ mà cả hai nước nắm giữ vào năm 2007.
Theo dữ liệu gần đây nhất của Bộ Tài chính Mỹ vào cuối tháng 6/2023, lượng trái phiếu Mỹ nắm giữ trị giá 1.100 tỷ USD của Nhật Bản chiếm 4,4% và lượng trái phiếu Mỹ nắm giữ của Trung Quốc là 835 tỷ USD chiếm 3,4%.
Trong khi những con số này không đáng kể so với 20% lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ (trị giá 5.000 tỷ USD) mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nắm giữ, hai khách hàng nước ngoài mua trái phiếu lớn nhất của Mỹ đang giảm lượng trái phiếu sở hữu trong khi Mỹ đang phát hành trái phiếu nhiều hơn bao giờ hết.
Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều quan tâm đến việc hỗ trợ đồng tiền của họ. Đồng NDT giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD kể từ năm 2007 vào ngày 7/9, sau khi dữ liệu mới về hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc được công bố. Đồng yen, vốn đã ở mức sụt giảm mạnh nhất trong nhiều thập kỷ, đã suy yếu đến mức chưa từng thấy vào mùa thu năm ngoái, khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) can thiệp để hỗ trợ đồng tiền này lần đầu tiên kể từ năm 1998.
Mới đây, Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế của Nhật Bản Masato Kanda cho biết BoJ sẽ không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào nhằm hỗ trợ đồng yen nếu đà trượt giá tiếp tục. Điều này có thể bao gồm việc bán thêm trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Ông Brad Setser, thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và cựu chuyên gia kinh tế của Bộ Tài chính Mỹ, cho biết: “Nếu đồng yen rơi xuống mức mà Nhật Bản đã can thiệp trong quá khứ, tất cả những điều đó khiến tôi nghĩ rằng có khả năng can thiệp rất thực tế”.
Mặc dù cả hai nước đều giảm tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Mỹ và đang tìm cách hỗ trợ đồng nội tệ của mình, song Trung Quốc có hoàn cảnh khác với Nhật Bản. Theo ông Setser, việc Trung Quốc cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ cũng không phản ánh được bức tranh toàn cảnh.
Kể từ đầu năm 2023, các nhà đầu tư Trung Quốc - không phân biệt giữa hoạt động mua của khu vực tư nhân và khu vực công - đã bán ròng khoảng 23 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ trong khi chi khoảng 24 tỷ USD mua vào trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp. Vì vậy, trong khi trái phiếu kho bạc Mỹ do Trung Quốc nắm giữ đã giảm, tổng số nợ của Mỹ do nước này nắm giữ thực sự đã tăng khoảng 1 tỷ USD./.
- Từ khóa :
- trái phiếu
- Mỹ
- Fed
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu kinh tế tích cực
09:28' - 16/09/2023
Theo các số liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 15/9, giá hàng hóa nhập khẩu của nước này trong tháng 8/2023 đã tăng cao hơn dự báo, do giá nhập khẩu năng lượng tăng.
-
Thị trường
Mỹ: Doanh số bán lẻ tăng vượt dự đoán
15:27' - 15/09/2023
Doanh số bán lẻ của Mỹ đã tăng hơn dự kiến trong tháng 8/2023 do giá xăng tăng cao thúc đẩy doanh thu tại các trạm dịch vụ.
-
Thị trường
Những dự đoán đáng chú ý về mùa mua sắm cuối năm ở Mỹ
09:07' - 15/09/2023
Doanh số bán hàng trong kỳ nghỉ lễ cuối năm 2023 ở Mỹ ước tính sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng 5 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30'
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên vàng của bitcoin đã bắt đầu?
05:30'
Giá bitcoin, vốn bắt đầu năm 2024 ở mức 38.000 USD, hiện đang tiệm cận ngưỡng 100.000 USD. Đồng bitcoin đã tăng vọt trong những tuần gần đây phần lớn nhờ "hiệu ứng Donald Trump".
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30' - 26/11/2024
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.