Sự cố nước sạch: Làm thế nào để không lặp lại?
Ông Triệu Đức Huy - Phó Tổng giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước trả lời báo chí để làm rõ hơn về việc giám sát chất lượng nguồn nước.
Ông Triệu Đức Huy - Phó Tổng giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường): Đầu tư công nghệ nhưng phải giám sát chất lượng nước nguồn chặt chẽ
Phóng viên (PV): Thưa ông, hiện tại hoạt động giám sát chất lượng nước đầu vào, đầu ra đối với sản xuất, cung ứng nước sạch đô thị đang được thực hiện như thế nào?
Ông Triệu Đức Huy: Về chất lượng nước đầu ra, Bộ Y tế là đơn vị kiểm soát. Còn Bộ Tài nguyên Môi trường được giao kiểm soát nguồn nước và hành lang bảo vệ nguồn nước.
PV: Khi nguồn nước bị ô nhiễm, vấn đề mà người dân đặc biệt quan tâm đó là công nghệ xử lý của các nhà máy nước. Vậy về công nghệ ai sẽ giám sát, thưa ông?
-Ông Triệu Đức Huy: Đúng là bên cạnh yếu tố chất lượng nước nguồn thì trong công tác sản xuất nước sạch, công nghệ xử lý mà doanh nghiệp lựa chọn là rất quan trọng. Tuy nhiên, công nghệ lại do doanh nghiệp trực tiếp lựa chọn và quyết định chứ cơ quan Nhà nước không quy định chi tiết, miễn là chất lượng nước đầu ra được đảm bảo.
Có điều công nghệ xử lý các nguồn nước mặt khá là phức tạp chứ không đơn giản. Chẳng hạn như công nghệ của Sông Đuống sử dụng hiện nay rất tốt. Chỉ có điều là sự thay đổi của chất lượng nguồn nước sử dụng sẽ đòi hỏi rất nhiều vào sự thay đổi của công nghệ.
PV: Ông có thể nói rõ hơn, “sự thay đổi” ở đây cụ thể là như thế nào?
Ông Triệu Đức Huy: Trong xử lý, sản xuất nước sạch thì xử lý nước từ nguồn nước mặt sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với xử lý nước ngầm.
Về cấu tạo, hàm lượng các chất trong nguồn nước ngầm thông thường có độ ổn định cao hơn, trong khi nguồn nước mặt thì lại dễ bị thay đổi, chất lượng nguồn nước đầu ra thì lại phụ thuộc rất lớn về chất lượng nguồn nước đầu vào.
Tôi lấy ví dụ thế này, khi cấu trúc của nước nguồn có một số chất vượt ngưỡng tiêu chuẩn thì phải có công cụ lọc, xử lý. Nếu nước nguồn ổn định, công nghệ xử lý không gặp vấn đề, song nước mặt lại phức tạp và dễ bị thay đổi, bao gồm cả yếu tố tự nhiên lẫn yếu tố do con người tác động, nào là cấu trúc về địa chất, rồi độ đục, trong quá trình thay đổi thời tiết, mưa lũ v.v…
Vì thế, công nghệ của nhà máy cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Khi phát sinh sự cố về nguồn nước thì công nghệ cũng phải ứng phó kịp thời, như trường hợp nước nhiễm dầu thì công nghệ xử lý ban đầu của sông Đà không thiết kế và gặp khó khăn cũng là dễ hiểu, đó là rủi ro và họ không lường trước được.
PV: Vậy theo ông, Nhà nước cũng như doanh nghiệp sẽ phải có ứng phó như thế nào với những sự cố như vừa qua?
Ông Triệu Đức Huy: Về cơ bản, công nghệ được doanh nghiệp lựa chọn ở nước ngoài phần lớn đã được kiểm định. Các công nghệ đều phải có tiêu chuẩn công bố công khai, cụ thể rồi. Như công nghệ mà Nhà máy Nước mặt Sông Đuống sử dụng, họ cũng đã có giới thiệu và bạn có thể hỏi thêm.
Quan trọng ở đây cần phải có sự giám sát về nguồn nước rất chặt chẽ. Ở nhiều quốc gia, họ có hành lang bảo vệ nguồn nước và có hệ thống giám sát chất lượng rất chặt, ở ta chưa làm được. Vùng nước nguồn rộng và mô hình lựa chọn không ổn.
Kiểm soát phải từ cơ chế chính sách, các quy định. Hiện nay theo như tôi thấy chưa chặt chẽ lắm. Phải có quy định rõ khi xảy ra sự cố cần có ứng phó ra sao, trách nhiệm thuộc về bên nào, phải phân định cho rõ. Những quy định này phải chặt chẽ, đặc biệt là trong cấp nước sinh hoạt, vì nếu xảy ra vấn đề sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và sinh hoạt của người dân.
Ông Đỗ Văn Định – Giám đốc dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống: Chúng tôi tự tin
PV: Nhà máy Nước mặt Sông Đuống được cho biết là có vốn đầu tư rất lớn, tới 5.000 tỷ đồng. Song, xin phép được hỏi thẳng, làm sao để người dân chúng tôi biết được, với nguồn vốn đầu tư lớn như thế thì chất lượng công nghệ của Nhà máy cũng tương xứng, thưa ông?
Ông Đỗ Văn Định: Đúng là dưới góc độ người tiêu dùng thì mọi người hoàn toàn có quyền đặt ra những câu hỏi để yên tâm là nguồn nước đang dùng đảm bảo được yêu cầu. Họ có quyền nói “các anh nói vậy nhưng có phải vậy không?”, đại loại như thế. Tuy nhiên, chúng tôi tự tin về công nghệ của mình, vì những công nghệ đó đã được chứng nhận, kiểm định, nguồn gốc rõ ràng.
Chúng tôi đã tổ chức đoàn chuyên gia tổ chức lựa chọn đánh giá các nhà cung cấp (ống gang, ống thép, ống HDPE, ống bê tông lòng thép) trên cơ sở các tiêu chí về kỹ thuật (đường kính lớn, độ bền, khả năng chịu tác dụng của lực, khả năng thi công cũng như mức sẵn sàng của hàng hóa khi thực hiện tiến độ dự án trong thời gian ngắn) và tìm ra nhà cung cấp đáp ứng đủ các yêu cầu đưa ra.
Vật liệu ống mà nhà máy chúng tôi chọn được sản xuất ở Đức, Pháp, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE.
Việc kiểm định chất lượng tất cả các loại vật liệu cho tuyến ống được thực hiện bởi đơn vị kiểm định độc lập của Pháp. Đồng thời, Ban quản lý dự án của công ty cũnggiám sát thi công chặt chẽ để đường ống đảm bảo chất lượng theo quy định.
Về quy trình sản xuất, Nhà máy nước mặt sông Đuống được vận hành tự động hoá hoàn toàn, áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến nhất trên thế giới, thiết bị sử dụng có xuất xứ từ G7 và Châu Âu đảm bảo hiệu suất cao, vận hành ổn định, tuổi thọ lâu dài và tiết kiệm năng lượng.
Hồi tháng 9/2019 vừa qua, chúng tôi cũng đã nhận chứng chỉ sử dụng tài nguyên hiệu quả EDGE của Tổ chức Tài Chính Quốc tế IFC – thành viên Ngân hàng Thế giới…
Tóm lại, về chất lượng, về công nghệ, chúng tôi tự tin.
PV: Một số chuyên gia có đánh giá rằng, việc xử lý nước mặt rất phức tạp, phụ thuộc lớn vào nguồn nước đầu vào. Chưa nói đến các trường hợp biến đổi môi trường, địa chất…, nếu giả sử rơi vào những trường hợp ngặt nghèo, hoạ từ “trên trời rơi xuống” kiểu như bị đổ chất bẩn, chất độc hại vào nguồn nước, các ông có lường được rủi ro đó không?
Ông Đỗ Văn Định: Đúng là xử lý nguồn nước mặt rất phức tạp và rủi ro mà bạn nói là thách thức với tất cả các doanh nghiệp trong ngành.
Sự cố như vừa qua không ai muốn và cũng ít ai lường đến được. Nhưng nếu hỏi riêng về dự án Sông Đuống của chúng tôi, quy trình có khác, nghĩa là chúng tôi “bảo vệ từ nguồn” nên sẽ không bị động.
PV: Ông có thể nói rõ hơn ý này không?
Ông Đỗ Văn Định: Nước tại Nhà máy nước mặt Sông Đuống có quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, khép kín từ công đoạn khai thác nước thô đến các quy trình lắng lọc và khử trùng trước khi phân phối sử dụngthông qua hệ thống điều khiển trung tâm SCADA.
Tại đây, nhân viên vận hành giám sát trực tiếp 24/7 các thông số vận hành/chất lượng nước/kiểm soát an toàn/bảo đảm an ninh…
Cùng đó, tuyến ống nước thô của nhà máy là tuyến ống áp lực kín, bơm trực tiếp nước từ Sông Đuống về nhà máy xử lý, không cho phép các nguồn nước khác xâm nhập vào dây chuyền.
Mọi chỉ số và mẫu nước của từng công đoạn đều được lấy theo thời gian thực để đảm bảo chất lượng. Khi có vấn đề phát sinh, hệ thống sẽ tự động cảnh báo, cô lập các khu vực bất thường để xả, sục, rửa, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn thực hiện của tất cả các khâu và đặc biệt là chất lượng nước đầu ra.
Gặp tình huống sự cố ô nhiễm nguồn nước đầu vào, Nhà máy sẽ ngưng nhận nước thô từ sông, sử dụng nguồn nước dự trữ tại hồ sơ lắng để sản xuất nước sạch trong thời gian xử lý nguồn nước.
Nhà máy có phòng thí nghiệm tiêu chuẩn kiểm soát 15 chỉ tiêu theo Tiêu chuẩn của bộ Y tế QCVN01-1:2018/BYT. Chất lượng nước được giám sát 2h/lần và liên tục 24/7 và hàng tuần, nước được Trung tâm Y tế dự phòng TP Hà Nội xét nghiệm kiểm tra độc lập và kiểm tra định kỳ từ sở Y Tế Hà Nội theo quy định.
Đặc biệt là khu vực nhà máy của chúng tôi có chế độ an ninh nghiêm ngặt. Khu vực thu nước đầu vào bố trí trực 24/7, trang bị hệ thống camera, đèn chiếu sáng, loa để cảnh báo và ngăn ngừa các nguy cơ. Toàn bộ nhà máy và quy trình sản xuất cũng được bảo vệ chặt chẽ và giám sát 24/7 để đảm bảo mức độ an toàn tuyệt đối cho việc vận hành và chất lượng nước đầu ra.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội thông tin về việc đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân
19:59' - 12/11/2019
Thành phố sẽ giám sát chất lượng nước cung cấp đến khách hàng. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn nước...
-
DN cần biết
Hà Nội đầu tư hệ thống nước sạch nhiều vùng phụ cận
12:17' - 05/11/2019
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định giao Công ty cổ phần Nước sạch Tây Hà Nội thực hiện đầu tư dự án xây dựng hệ thống nước sạch cho 8 xã và vùng phụ cận huyện Đan Phượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
TP. HCM yêu cầu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch giải quyết tình trạng quá tải ở Khoa Cấp cứu
19:07'
Ngày 29/11, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch có giải pháp giải quyết tình trạng quá tải ở Khoa Cấp cứu xảy ra trong thời gian gần đầy.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBP 30/11. Kết quả xổ số Bình Phước hôm nay ngày 30/11/2024. SXBP ngày 30/11
19:00'
Bnews. XSBP 30/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 30/11. XSBP Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSBP ngày 30/11. Kết quả xổ số Bình Phước hôm nay ngày 30/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSHCM 30/11. Kết quả xổ số Hồ Chí Minh hôm nay ngày 30/11/2024. XSHCM ngày 30/11. XS Sài Gòn
19:00'
Bnews. XSHCM 30/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 30/11. XSHCM Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSHCM.Kết quả xổ số Hồ Chí Minh hôm nay ngày 30/11/2024.Kết quả xổ số Hồ Chí Minh Thứ Bảy ngày 30/11/2024. XS Sài Gòn.
-
Kinh tế & Xã hội
XSLA 30/11 Kết quả xổ số Long An hôm nay ngày 30/11/2024. SXLA ngày 30/11
19:00'
Bnews. XSLA 30/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 30/11. XSLA Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSLA ngày 30/11. Kết quả xổ số Long An hôm nay ngày 30/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Tạo điều kiện tốt nhất cho gia đình nạn nhân trong vụ cháy tại Nha Trang sớm ổn định cuộc sống
18:51'
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế & Xã hội
XSQNG 30/11. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay ngày 30/11/2024. XSQNG ngày 30/11. SXQN hôm nay
18:00'
Trực tiếp KQXSQN ngày 30/11. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay ngày 30/11/2024. Kết quả xổ số Quảng Ngãi Thứ Bảy ngày 30/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Dương đặt mục tiêu xây dựng đô thị "không ngập, không rác, không kẹt xe"
17:02'
Bình Dương đặt mục tiêu xây dựng đô thị "không ngập, không rác, không kẹt xe" với môi trường sống an toàn, thông minh, xanh, sạch. Đặc biệt, hệ thống thoát nước sẽ cải thiện để giải quyết ngập úng
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng bằng sông Cửu Long có gần 800 km sạt lở
16:34'
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 743 điểm sạt lở, với tổng chiều dài 794 km, trong đó có 168 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Diễn biến thiên tai vùng dự báo còn phức tạp, khó lường hơn thời gian tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Ấn Độ phát triển tàu cao tốc nội địa
16:16'
Ấn Độ đang lên kế hoạch sản xuất tàu cao tốc, đạt tốc độ lên tới 280 km/giờ, như một phần của chương trình “Sản xuất tại Ấn Độ”.