Sự phục hồi kinh tế của châu Âu có thể tụt hậu so với Mỹ và châu Á
Tiến trình triển khai vaccine ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của châu Âu diễn ra chậm chạp đồng nghĩa với việc sự phục hồi kinh tế của khu vực này nước này có thể bị tụt hậu so với đà tăng trưởng của Mỹ và châu Á, trừ khi châu Âu có thể đưa chương trình tiêm chủng vaccine trở lại đúng quỹ đạo trong những tuần tới.
Hồi tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đánh giá cao sự phục hồi mạnh mẽ của Trung Quốc và dự báo rằng nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản sẽ trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2021, song định chế tài chính này cho rằng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ không bắt kịp xu hướng phục hồi này cho đến năm 2022. Trong khi chính phủ của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đặt mục tiêu đưa ra nhiều chương trình kích thích kinh tế hơn nữa trong gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD, các thành viên của EU vẫn đang đàm phán về việc dự án nào sẽ nhận được tài trợ từ quỹ phục hồi chung trị giá 750 tỷ euro (gần 900 tỷ USD). Ngoài ra, sự chậm trễ trong việc triển khai vaccine ngừa COVID-19 của Liên minh châu Âu (EU) và lo ngại về các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây ra dịch COVID-19 cũng khiến các chính phủ châu Âu gặp khó khăn hơn trong việc rút bớt các lệnh hạn chế hiện hành. Sylvain Broyer, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA) tại S&P Global Ratings, cho biết các nước Eurozone đang tụt hậu trong cuộc đua tiêm chủng ngừa dịch COVID-19. Dữ liệu được công bố tuần này cho thấy đà suy thoái của Eurozone đã lún sâu hơn trong tháng 1/2021, khi các quy định phong tỏa xã hội được gia hạn tác động mạnh đến ngành dịch vụ, vốn thống trị nền kinh tế của khu vực. Tình trạng phong tỏa hiện tại ở nhiều quốc gia sẽ kéo dài đến tháng 3/2021 và có thể là sau đó. Một cuộc khảo sát của Đức ngày 4/2 cho thấy, các doanh nghiệp nước này sẽ phải thực hiện các quy định hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 đến giữa tháng 9/2021. Phần lớn mối quan tâm nằm ở chương trình tiêm chủng của EU, được khởi động khá “rình rang” từ ngày 27/12/2020 song lại đang đối mặt với tình trạng chậm trễ và thiếu hụt nguồn cung vaccine. Theo tính toán của tập đoàn bảo hiểm thương mại Euler Hermes, tỷ lệ tiêm chủng trung bình hàng ngày tại các nền kinh tế lớn của EU chỉ ở mức 0,12% dân số - thấp hơn bốn lần so với Vương quốc Anh và Mỹ.Theo Our World in Data, cho tới nay, các nước EU đã tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên cho khoảng 3% dân số của họ, so với 9% ở Mỹ và 14% ở Anh.
Euler Hermes ước tính rằng, con số này thể hiện độ trễ 5 tuần trên "mặt trận" tiêm chủng. Nếu không được điều chỉnh, con số đó sẽ khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của EU trong năm nay mất gần 90 tỷ euro, tương đương với việc bị mất hai điểm phần trăm tăng trưởng GDP hàng quý. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho rằng, việc EU tụt hậu so với các nước khác từ ba đến bốn tuần trong chương trình tiêm chủng là do quy trình phê duyệt khắt khe hơn.Bà cho biết các vấn đề về căng thẳng nguồn cung sẽ giảm bớt nhưng thừa nhận rằng việc tăng sản lượng vaccine hiện vẫn là một thách thức đối với “Lục địa già”./.
- Từ khóa :
- kinh tế châu âu
- châu âu
- covid 19
- mỹ
- châu á
- vaccine ngừa covid 19
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
EU đồng ý cấp phép xuất lô vaccine Pfizer đầu tiên sang Nhật Bản
10:08' - 09/02/2021
Nhật Bản đã ký hợp đồng mua 314 triệu liều vaccine của các hãng AstraZeneca, Moderna và Pfizer, đủ tiêm chủng cho 126 triệu dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 1 vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax
22:11' - 08/02/2021
Ngày 8/2, thông tin từ Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) cho biết, đến nay, Việt Nam đã hoàn thành 120 mũi tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax cho 60 tình nguyện viên.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ không áp dụng "hộ chiếu vaccine"
19:00' - 07/02/2021
Anh sẽ không áp dụng "hộ chiếu vaccine" phòng COVID-19, song người dân sẽ có thể xin xác nhận đã tiêm phòng từ bác sĩ trong trường hợp họ cần đi tới các nước khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế
10:21'
Tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.