Sửa đổi Luật để bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn
Nhằm tiếp tục hoàn thiện, kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã tổ chức lấy ý kiến góp ý Dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Tại cuộc họp thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tổ chức tại Hà Nội ngày 10/11, ông Trịnh Anh Tuấn - Phó cục Trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng – Tổ trưởng Tổ biên tập Dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) cho biết: Trong gần 10 năm thực thi Luật (2011-2021), việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đặt được một số kết qủa đáng kể, song vẫn còn nhiều hạn chế.Đồng thời, bản thân các quy định pháp luật đã bộc lộ một số quan điểm không còn phù hợp, chưa thống nhất với hệ thống pháp luật nói chung và đòi hỏi thực tiễn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đặc biệt, trước bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, sự phát triển kinh tế đã làm xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, tiêu dùng mới, nhất là các giao dịch trên môi trường điện tử, các giao dịch xuyên biên giới, các dịch vụ chia sẻ trên nền tảng công nghệ số...
Điều này dẫn đến việc thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập và một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn.
Trước thực trạng trên, Bộ Công Thương đã thực hiện thủ tục đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và đã được các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân - Phó trưởng Ban thường trực Ban soạn thảo dự án Luật, trước bối cảnh mới, Bộ Công Thương đang dự thảo xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) gồm 7 chương và 73 điều. Cụ thể, Bộ Công Thương bổ sung 1 chương mới là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; giữ nguyên, không sửa đổi 16 điều, sửa đổi 35 điều, bổ sung và thêm mới 22 điều, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, yêu cầu quản lý nhà nước và đảm bảo hiệu quả hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh: Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Cùng với đó, việc sửa đổi còn giúp bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật phục vụ đắc lực cho việc thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh và bền vững tại Việt Nam. Hơn nữa, qua đây còn góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Đề cập đến một số hạn chế, bất cập của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2011), góp ý sửa đổi luật mới, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng: Luật mới phải phát huy rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng cũng như xây dựng cơ chế phù hợp để thành lập và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng chỉ ra một số quy định hiện nay chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh – tiêu dùng có tính “truyền thống” mà chưa tính đến mô hình kinh doanh có yếu tố mới, nhất là mô hình ứng dụng sự phát triển của thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng chia sẻ, kinh tế số. Mặt khác, một số trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng của doanh nghiệp đã không còn phù hợp, đầy đủ do sự xuất hiện của nhóm người tiêu dùng mới hoặc hành vi tiêu dùng mới. Nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện cũng cần được bổ sung vào phần các hành vi cấm hoặc nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Những vấn đề này cần được xây dựng trọng tâm trong Luật mới khi được sửa đổi. Theo đại diện Bộ Tư pháp, những quy định cũ còn chưa thực sự chặt chẽ, đầy đủ, rõ ràng, nhất là trong bối cảnh phát triển không ngừng của Internet càng làm gia tăng vai trò của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Hơn nữa, một số quy định còn thiếu tính linh hoạt, không cho phép tính toán đến hoàn cảnh, lĩnh vực kinh doanh đặc thù của từng loại thị trường; cơ chế tiếp nhận và giải quyết yêu cầu tại cơ quan nhà nước cần thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững. Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến tâm huyết và thiết thực của các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập. Các ý kiến đã cơ bản đồng thuận với nội dung được thể hiện trong Dự thảo; đồng thời gợi mở thêm nhiều vấn đề để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được hoàn thiện một cách hiệu quả và thiết thực, phù hợp với tình hình mới. Chính vì vậy, Thứ trưởng yêu cầu các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bám sát các nội dung trong các chính sách đã được Chính phủ thông qua để đưa ra quy định đầy đủ và là công cụ hiệu quả về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trên cơ sở kết quả của cuộc họp, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập để đảm bảo chất lượng và tiến độ của Dự án Luật. Theo Chương trình, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 10 năm 2022 và thông qua tại kỳ họp tháng 5 năm 2023./.Tin liên quan
-
Thị trường
Người tiêu dùng Mỹ dự báo lạm phát tăng lên mức cao mới
10:08' - 09/11/2021
Theo khảo sát của chi nhánh của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại New York công bố ngày 8/11, dự báo của người tiêu dùng về lạm phát ngắn hạn đã tăng lên mức cao kỷ lục vào tháng 10 vừa qua.
-
DN cần biết
Hàng Việt chinh phục người tiêu dùng bằng cách nào?
15:50' - 04/11/2021
Để chinh phục người tiêu dùng, doanh nghiệp đã nâng chất sản phẩm và đưa khoa học - công nghệ, giải pháp quản lý tiên tiến để giảm giá thành, mẫu mã và dịch vụ hậu mãi.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa hàng Việt vào Pháp: Chiến lược nào để thu hút người tiêu dùng?
08:20' - 02/11/2021
Để hàng hóa nông, thủy sản Việt Nam hiện diện nhiều hơn tại thị trường Pháp, các chuyên gia cho rằng, cần có những chiến lược để thu hút người tiêu dùng.
-
Thị trường
Giá gas trong nước tăng mạnh: Người tiêu dùng xoay sang dùng điện
12:10' - 01/11/2021
Từ hôm nay 1/11, giá gas bán lẻ trong nước đồng loạt tăng giá. Người tiêu dùng, nhất là các đối tượng bán hàng ăn, người có thu nhập thấp đang áp dụng nhiều giải pháp để ứng phó.
-
DN cần biết
Ban hành kế hoạch bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025
15:56' - 15/10/2021
Bộ Công Thương vừa ban hành kế hoạch hành động, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; kiện toàn hệ thống cơ quan, tổ chức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại nông lâm thủy sản
21:25' - 28/05/2025
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy hội đàm với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thống nhất tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng, khơi thông “luồng xanh” vải thiều và hợp tác nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
21:22' - 28/05/2025
Chiều 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đối thoại với công nhân: Gỡ khó nhà ở, nâng lương, chăm lo an sinh
21:04' - 28/05/2025
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại hơn 200 công nhân, lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về nhà ở, lương, bảo hiểm, an sinh – hưởng ứng Tháng Công nhân 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét
20:39' - 28/05/2025
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong bối cảnh nguy cơ cao mùa mưa bão 2025, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026
20:07' - 28/05/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế
19:42' - 28/05/2025
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện vì môi trường xanh, biển sạch
19:19' - 28/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, kêu gọi chung tay chống ô nhiễm nhựa và bảo vệ đại dương xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Truy xuất nguồn gốc: Chìa khoá bảo vệ người tiêu dùng trước nạn hàng giả
18:51' - 28/05/2025
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đóng vai trò then chốt trong minh bạch hóa thông tin và bảo vệ người tiêu dùng, giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nauy cam kết hỗ trợ hành trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam
16:29' - 28/05/2025
Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi các bài trình bày kỹ thuật cung cấp các thông tin cập nhật mới nhất về các công nghệ chủ chốt như điện gió ngoài khơi, hydrogen...