Sức bật thành phố Cảng
Với sự quyết tâm và linh hoạt của hệ thống chính quyền, thành phố cảng Hải Phòng đã vẫn đứng trong top đầu so với cả nước, kể cả thời điểm dịch COVID-19 diễn ra phức tạp nhất. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ. Hải Phòng trở thành một trong những địa phương có môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết, trong hai năm 2021 và năm 2022, Hải Phòng là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Các dự án hạ tầng giao thông đối ngoại được quan tâm chỉ đạo với các công trình như: đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển; tiếp tục đầu tư xây dựng các bến cảng mới tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; xây dựng Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Cát Bi; đầu tư xây dựng một số công trình cầu kết nối Hải Phòng với các tỉnh lân cận, một số tuyến vành đai; cải tạo, nâng cấp một số tuyến quốc lộ đi qua địa bàn thành phố… mở rộng đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp hiện hữu, đầu tư mới các khu, cụm công nghiệp mới.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị. Không gian đô thị được mở rộng, hướng tới xây dựng, phát triển, hiện đại hóa mang đặc trưng riêng của thành phố Cảng biển. Thành phố quan tâm đầu tư, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, diện mạo nông thôn được thay đổi căn bản, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, tiệm cận với quá trình đô thị hóa.
Hồng Bàng là một quận nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng; cửa ngõ giao thông đường thủy, sắt, bộ của thành phố, nối liền với Thủ đô Hà Nội và với tỉnh Quảng Ninh tạo thành khu tam giác phát triển kinh tế phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.Chính vì vậy, để thu hút đầu tư, tạo điều kiện thông thoáng phát triển kinh tế, Hồng Bàng không chỉ là địa phương tiên phong trong bứt tốc về phát triển kinh tế, mà còn là địa phương đi đầu thành phố Hải Phòng trong chuyển đổi số.
Theo đó, quận Hồng Bàng luôn xác định phát triển chính quyền điện tử làm nền tảng hướng tới chính quyền số là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu nhằm hiện đại hóa nền hành chính, góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ công, giảm tối đa thời gian, chi phí của người dân và doanh nghiệp khi tham gia giải quyết thủ tục hành chính, đầu tư kinh doanh; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.Quận Hồng Bàng cũng là đơn vị đầu tiên của thành phố Hải Phòng khởi động mô hình Trung tâm Điều hành thông minh IOC và đưa ứng dụng công dân số vào hoạt động và mới đây là ứng dụng "Hồng Bàng Smart".Trung tâm Điều hành thông minh là hệ thống công nghệ thông tin có chức năng giám sát, điều hành tổng hợp nhiều hoạt động của quận; phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Trung tâm Điều hành thông minh quận tích hợp hệ thống thông tin gồm tổng hợp báo cáo kinh tế - xã hội, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, giám sát thông tin trên mạng...Với Ứng dụng "Hồng Bàng smart" được cài đặt trên điện thoại thông minh, ứng dụng tích hợp tất cả các tính năng xã hội thông minh thuộc 5 nhóm; trong đó nhóm kinh tế số tích hợp tìm kiếm, kết nối thông tin các dịch vụ mua sắm, ẩm thực, việc làm, dịch vụ sửa chữa, giải trí.
Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Tại huyện An Lão, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tập trung đầu tư, thu hút các dự án lớn là định hướng chiến lược của huyện thời gian tới. Bà Ngô Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện An Lão cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phát triển Khu Công nghiệp Tràng Duệ mở rộng giai đoạn 3 về phía 4 xã của huyện An Lão với quy mô 687 ha.
An Lão còn có Khu Công nghiệp Cầu Cựu, 6 cụm công nghiệp đã quy hoạch; trong đó cụm công nghiệp Cống Đôi, xã An Tràng và cụm công nghiệp thị trấn An Lão tỉ lệ lấp đầy cao. Các cụm còn lại gồm Cẩm Văn, Cửa Hoạt - Quán Thắng, Chiến Thắng, An Thọ đang được khảo sát, triển khai. Huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông thủy, ngành đóng tàu, logistics và du lịch sinh thái.
Huyện An Lão cũng vừa đón nhận quyết định đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. Từ 1 xã 1 trong 8 xã đầu tiên của thành phố được lựa chọn để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2000, sau 3 năm với nguồn lực đầu tư lớn từ thành phố, sáng tạo trong cách làm, sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, xã Tân Dân, huyện An Lão có diện mạo hoàn toàn mới.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Dân Nguyễn Khắc Thùy cho biết, hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đã đem lại diện mạo mới cho xã, đời sống người dân ngày càng cải thiện. Hệ thống đường giao thông trong xã đã đảm bảo tiêu chí về đích nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, các tuyến đường nội đồng được làm lại để người dân thuận tiện trong sản xuất và giao thương. Cùng với hệ thống đường giao thông, cảnh quan, môi trường tại Tân Dân có sự thay đổi vượt bậc.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thành phố Hải Phòng vẫn tồn tại hạn chế chưa được khắc phục, xử lý dứt điểm, nhất là quản lý đất đai, tài nguyên; quản lý quy hoạch. Nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân và các công trình xã hội thiết yếu cho người lao động các khu công nghiệp, khu kinh tế triển khai chậm...
Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu cho rằng, tình hình thế giới, khu vực và trong nước sẽ còn có nhiều diễn biến, tác động không thuận lợi, trực tiếp, nhiều mặt đến Hải Phòng, theo đó, thành phố tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Thành phố tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng năng lực cạnh tranh, tiềm lực tài chính, trình độ khoa học kỹ thuật; tiếp tục rà soát, sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.Hải Phòng đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển ba trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại. Thành phố huy động các nguồn lực để phát triển hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao, phấn đấu đến năm 2025 có thêm 15 khu công nghiệp và 23 cụm công nghiệp đạt các tiêu chuẩn hiện đại... Đến năm 2025, Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm phát triển kinh tế biển, trung tâm du lịch quốc tế./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm hơn 1,3 tỷ USD đầu tư vào khu công nghiệp Hải Phòng
19:57' - 22/09/2023
Chiều 22/9, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án mới và dự án điều chỉnh tăng vốn đạt hơn 1,3 tỷ USD.
-
Bất động sản
Kỳ vọng thị trường bất động sản Hải Phòng ấm trở lại
18:44' - 22/09/2023
Mặc dù mức giá chưa tăng nhiều nhưng thị trường bất động sản Hải Phòng đã ghi nhận lượng giao dịch diễn ra nhiều hơn ở đồng loạt các phân khúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng bắt đầu Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Ngày hội Khởi nghiệp
14:36' - 18/09/2023
Ngày 18/9, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng khai mạc Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Ngày hội Khởi nghiệp (Techfest Hai Phong 2023).
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm đưa vào khai thác bến 3 và 4 cảng quốc tế Hải Phòng
16:11' - 16/09/2023
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đang yêu cầu chủ đầu tư thúc đẩy nhà thầu đẩy nhanh tiến độ trên công trường sớm đưa dự án xây dựng bến 3 và 4 cảng quốc tế Hải Phòng vào khai thác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Nhiều chuyển biến tích cực
10:10'
Sau 7 năm chống IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC, hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang vào cuộc với quyết tâm, nỗ lực rất cao, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
-
Kinh tế Việt Nam
Gia tăng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP
09:55'
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Thọ hiện cũng rất được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:55'
Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác Ấn Độ
07:50'
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối, hợp tác với các đối tác, bạn hàng của Ấn Độ trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh 3 mục tiêu chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm dự án Nhà máy đốt rác phát điện tại Cần Thơ
21:24' - 28/11/2024
CGGC mong muốn hợp tác với thành phố Cần Thơ xây dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt để phát điện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
20:22' - 28/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.