Sức hấp dẫn khó "nguội" của Nga với các doanh nghiệp phương Tây
Trong năm ngoái, có chưa đến một trong 10 công ty đa quốc gia phương Tây có công ty con ở Nga đã rời khỏi nước này kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Phát hiện này của hai học giả Simon Evenett thuộc Đại học St Gallen và Niccolo Pisani từ Trường Quản trị Kinh doanh IMD mâu thuẫn với các báo cáo trước đó về cuộc di cư ồ ạt của các doanh nghiệp phương Tây và chỉ ra tính thiếu liên kết giữa chiến lược địa chính trị của các chính phủ phương Tây với thực trạng thương mại của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu đã xác định 1.404 công ty có trụ sở tại các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) có tổng số 2.405 công ty con tại Nga ở thời điểm trước tháng 2/2022. Tuy nhiên, chỉ 120 công ty trong số này, tương đương 8,5% tổng số, đã “từ bỏ” ít nhất một trong các công ty con của họ tính đến cuối tháng 11/2022.
Hơn nữa, một số công ty đã tuyên bố rút khỏi Nga, chẳng hạn như McDonald's và Nissan cũng đưa ra các lựa chọn mua lại. Cơ quan chống độc quyền của Nga cho biết McDonald's có thể lấy lại các hoạt động tại Nga trong vòng 15 năm, trong khi Nissan, đã bán doanh nghiệp cho một doanh nghiệp nhà nước Nga với giá 1 euro, có thể mua lại trong vòng 6 năm.
Nghiên cứu này mâu thuẫn với nghiên cứu trước đó của học giả Jeffrey Sonnenfeld thuộc Đại học Yale khi học giả này khẳng định hơn 1.000 công ty đã rút lui, đe dọa Nga với “sự lãng quên kinh tế”, nhưng nhìn chung nhất quán với nghiên cứu của Trường Kinh tế Kiev. Nghiên cứu mới nhất đã kiểm tra kỹ các cơ sở dữ liệu trước đó để xem liệu những công ty cho biết họ đang rút tiền có thực sự làm như vậy hay không.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng có nhiều lý do chính đáng khiến các công ty có thể không rút tiền. Họ cho rằng: “Một công ty phương Tây hoạt động trong lĩnh vực không nằm trong các lệnh trừng phạt chính thức có thể quyết định rằng việc từ bỏ các khách hàng Nga là không phù hợp...”.
Trong các trường hợp khác, các công ty phương Tây có thể không muốn từ bỏ mối quan hệ lâu dài với nhân viên hoặc nhà cung cấp hoặc không muốn quyết định ngừng hoạt động vì tính phù hợp xã hội của các sản phẩm và dịch vụ của họ (ví dụ: cung cấp thuốc cứu sinh). Ngay cả khi một công ty phương Tây đã quyết định rút lui và cam kết thực hiện điều đó một cách công khai, thì cuối cùng công ty này vẫn có thể không thực hiện được điều này.
Chẳng hạn, công ty này có thể không tìm được người mua công ty con sẵn sàng trả giá đủ cao. Và ngay cả khi tìm được người mua và thỏa thuận giá cả, Chính phủ Nga vẫn có thể đặt ra những trở ngại để cản trở hoặc trì hoãn việc giao dịch, hoặc cuối cùng là ngăn cản việc chuyển tiền thu được ra nước ngoài.
Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho thấy phần lớn các công ty phương Tây có hoạt động tại Nga đang lựa chọn ở lại.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã nhiều lần kêu gọi doanh nghiệp Mỹ tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng bằng cách “hợp tác” hoặc chuyển hướng đầu tư sang các đồng minh. Bà Yellen kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ chú ý hơn đến thực tế địa chính trị. Bà nói: "Chúng tôi đang chứng kiến một loạt rủi ro địa chính trị nổi lên và các doanh nghiệp Mỹ nên suy nghĩ về những rủi ro đó".
Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy những áp lực đó có thể không chuyển thành những thay đổi có ý nghĩa quốc tế của các công ty. Vấn đề là chi phí cao để từ bỏ một hoạt động đã thành lập lâu năm với tổng số vốn đầu tư lên tới hàng tỷ USD có thể đã hạn chế các doanh nghiệp làm theo mong muốn của đất nước chủ quản.
Các tác giả lưu ý rằng nếu áp lực địa chính trị to lớn buộc các công ty tách khỏi Nga không mang lại hiệu quả thì không chắc rằng áp lực tương tự nhằm khuyến khích các công ty rút khỏi Trung Quốc sẽ có sức nặng. Đối với các công ty phương Tây, cứ 1 USD đầu tư vào Nga tương ứng 8 USD đầu tư vào Trung Quốc.
Nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt lớn trong phản ứng của cả các quốc gia và doanh nghiệp trước áp lực địa chính trị để rút khỏi Nga. Khoảng 16% các công ty Mỹ đã đóng cửa các công ty con, so với 15% các công ty Anh, 7% các công ty Nhật Bản và 5% các công ty Đức.
Các công ty có xu hướng đóng cửa các công ty con thua lỗ hơn là những công ty có lợi nhuận tốt. 120 công ty đã đóng cửa các công ty con ở Nga chiếm 15,3% lực lượng lao động của các công ty đa quốc gia phương Tây tại Nga trước khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra nhưng chỉ chiếm 6,5% lợi nhuận. Trường hợp các công ty dịch vụ lớn như McDonald's và Starbucks trong số các công ty đang rút lui sẽ giúp giải thích sự khác biệt.
Trong lĩnh vực sản xuất, 50 công ty con đã bị bán hoặc đóng cửa chiếm 18,6% lực lượng lao động của phương Tây trong lĩnh vực này, nhưng chỉ mang lại 2,2% lợi nhuận.
Nghiên cứu cho biết, con số 8,5% công ty đa quốc gia phương Tây đã từ bỏ hoạt động tại Nga gần như chắc chắn là một ước tính quá cao. Các công ty được tính là rời khỏi Nga nếu họ đã rút một hoặc nhiều công ty con nhưng không nhất thiết phải rút toàn bộ hoạt động ở Nga. Sự hiện diện của các lựa chọn mua lại gây nghi ngờ về tính hữu hạn của việc rút khỏi Nga.
Nghiên cứu cho biết, cần chú ý nhiều hơn đến chi phí “rời bỏ” và “kết bạn”. Việc thoái vốn, tách rời và cấu hình lại chuỗi cung ứng có thể sẽ gây tốn kém cho các công ty, nhân viên và cổ đông của họ. Vậy ai sẽ là đối tượng phải gánh chịu những chi phí này? Trả lời câu hỏi này là điều cốt yếu vì sao cho đến nay việc rút lui của các công ty phương Tây khỏi Nga là rất hạn chế./.
- Từ khóa :
- nga
- kinh tế nga
- trừng phạt nga
- xung đột nga ukraine
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
NYT: Kinh tế Nga phục hồi tốt hơn dự kiến
10:28' - 01/02/2023
Tờ New York Times (NYT) nhận định nền kinh tế Nga nói chung đã chứng tỏ khả năng phục hồi tốt hơn kỳ vọng của phương Tây.
-
Thị trường
Xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu qua Ukraine xuống thấp kỷ lục
16:06' - 31/01/2023
Lượng khí đốt mà Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) qua Ukraine trong 30 ngày đầu tháng 1 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 951,4 triệu m3.
-
Kinh tế Thế giới
Nga cấm giao hàng theo hợp đồng áp giá trần dầu mỏ của phương Tây
08:22' - 31/01/2023
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký nghị định về thủ tục thực hiện sắc lệnh Tổng thống liên quan áp giá trần dầu mỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga khẳng định sẵn sàng liên lạc với Thủ tướng Đức
21:44' - 29/01/2023
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng liên lạc với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, dù hiện tại một cuộc điện đàm giữa hai bên chưa có trong lịch làm việc của nhà lãnh đạo Nga.
-
Ý kiến và Bình luận
EU gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga
08:48' - 28/01/2023
Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/1 đã quyết định gia hạn các lệnh trừng phạt về kinh tế đối với Nga thêm 6 tháng (tới ngày 31/7/2023).
-
Kinh tế Thế giới
G7 nhất trí thời điểm xem xét lại mức giá trần dầu mỏ của Nga
09:46' - 21/01/2023
Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo ngày 20/1 cho biết, G7 đã nhất trí xem xét lại mức giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga vào tháng 3 tới, muộn hơn so với kế hoạch ban đầu là vào tháng 2.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu sẽ lấy dầu diesel từ đâu khi không có Nga?
06:30' - 21/01/2023
Từ ngày 5/2 tới, châu Âu sẽ phải tìm lượng dầu diesel tương đương với 14.000 bể bơi Olympic để cung cấp cho thị trường của mình do việc áp dụng lệnh cấm nhập khẩu dầu diesel từ Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của các nhà sản xuất ô tô châu Âu
06:30'
Chi phí gia tăng đối với các nhà sản xuất ô tô EU sẽ gây thêm áp lực cho một ngành công nghiệp vốn phải đối mặt với tình trạng thị phần giảm ở Trung Quốc và nhu cầu thấp ở châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Phép thử đối với các tổ chức quốc tế
05:30'
Các hiệp định thương mại quốc tế trở nên không mấy quan trọng khi các quốc gia hùng mạnh sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
“Cuộc hôn nhân bất thành” giữa Honda và Nissan
06:30' - 17/02/2025
Cuộc “chia tay” của Nissan và Honda là minh chứng cho một trật tự cũ đang bị tan rã - khi lộ trình kỹ thuật khác nhau và quy luật thị trường được viết lại hoàn toàn.
-
Phân tích - Dự báo
Trí tuệ nhân tạo làm rung chuyển thị trường truyền thông và giải trí
05:30' - 17/02/2025
Trong ngành truyền thông và giải trí, các thử nghiệm ứng dụng AI tạo sinh đang được tiến hành thường xuyên. Vậy tương lai của ngành này sẽ theo hướng nào khi AI thế hệ mới được ứng dụng rộng rãi?
-
Phân tích - Dự báo
THEO DÒNG THỜI SỰ: Rạn nứt
18:49' - 16/02/2025
Trái ngược với thông lệ vài năm trở lại đây, khi MSC là một sự kiện thể hiện tinh thần đoàn kết giữa Mỹ và châu Âu, hội nghị lần này phản ánh những căng thẳng và rạn nứt ngày càng gia tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Brexit vẫn tiếp tục định hình kinh tế Anh
06:30' - 16/02/2025
Sau 5 năm rời EU, nền kinh tế Anh tiếp tục vật lộn với những thay đổi về cấu trúc, trong khi cố gắng vạch ra một lộ trình mới giữa bối cảnh toàn cầu ngày càng cạnh tranh và khó lường.
-
Phân tích - Dự báo
Thế chấp bằng tiền điện tử: Lợi nhuận cao hay bẫy tài chính?
05:30' - 16/02/2025
Thế chấp bằng tiền điện tử là một hình thức cho vay mới nổi lên ở Australia, trong đó tất cả mọi người (kể cả những người cho vay) đều thừa nhận rằng hình thức cho vay này rất rủi ro.
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ sẽ là “điểm sáng” của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025
09:01' - 15/02/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ là điểm sáng của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025 nhờ nhu cầu gia tăng với linh kiện xe điện, tấm pin Mặt Trời và đồ gia dụng.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài cuối: Những cơ hội mới
06:30' - 15/02/2025
Theo Viện nghiên cứu kinh tế Samjeong (KPMG), xu hướng bầu bạn cùng thú cưng đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu.