Tác động hạn chế của căng thẳng Mỹ-Iran đối với thị trường dầu mỏ (Phần 2)
Có một số nguyên nhân then chốt khiến giá dầu không dao động nhiều. Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động giao thương toàn cầu, phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây thông báo sẽ hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2019 do kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại trước tình hình căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo đó, IEA dự kiến điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu xuống còn 1,1 triệu thùng/ngày, từ mức dự báo tăng 1,5 triệu thùng/ngày được đưa ra năm ngoái và 1,2 triệu thùng/ngày được dự báo hồi tháng Sáu vừa qua.Cuộc thương chiến Mỹ-Trung đã tác động bất lợi đến nhu cầu dầu mỏ, trong bối cảnh các thị trường đang dồi dào nguồn cung do sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng mạnh. Sản lượng dầu của Mỹ được dự đoán sẽ tăng 1,8 triệu thùng/ngày lên khoảng 11,5 triệu thùng/ngày trong năm 2019. Nhờ sản lượng dầu đá phiến gia tăng, Mỹ đã vượt qua Nga và Saudi Arrabia trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.Chiến lược "gây sức ép tối đa" nhằm vào Iran bắt đầu được Tổng thống Trump phát động sau khi ông chủ Nhà Trắng quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran hồi tháng 5/2018. Trong hơn một năm qua, căng thẳng giữa Mỹ và Iran liên tục bị đẩy lên những nấc thang mới sau khi Washington tăng cường lực lượng và củng cố sức mạnh quân sự ở Trung Đông.Theo đánh giá của Giáo sư Eyal Zisser, Phó hiệu trưởng trường Đại học Tel Aviv (Israel), mặc dù căng thẳng Iran-Mỹ đang bị đẩy lên cao, nhưng khó có khả năng xảy ra đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai bên vì cả hai nước đều thận trọng để tránh xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, nếu Mỹ tiếp tục gây sức ép lên Iran, Tehran sẽ đáp trả mạnh mẽ, không nhượng bộ Mỹ.Giáo sư Zisser nói thêm, Mỹ thực sự không muốn có chiến tranh với Iran vì không có quyền lợi gì ở đó, mà chỉ muốn bảo vệ đồng minh của mình. Bên cạnh đó, việc sa lầy vào một cuộc chiến tranh tiếp theo tại Trung Đông trong khi Tổng thống Trump đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2020 không phải là một ý tưởng hay.
Dù cuộc chiến giữa Washington và Tehran có nổ ra hay không, thì áp lực tối đa mà Mỹ nhằm vào Iran cũng sẽ gây ra những hậu quả khó lường đối với Mỹ. Động lực chính đằng sau việc ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân là nhằm gây áp lực buộc Iran phải tuân theo chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông. Yêu cầu 12 điểm của Mỹ rõ ràng hướng tới một sự thay đổi chế độ ở Tehran (dù Washington phủ nhận điều đó) và định hướng lại chính sách đối ngoại của Iran khỏi các mưu đồ chống Mỹ. Kết quả thật dễ dự đoán khi Iran sẽ không bao giờ chấp nhận những yêu cầu đó, song ông Trump đã lựa chọn một chính sách có độ rủi ro cao để buộc Iran phải tuân thủ "cuộc chơi" của mình. Washington đã sử dụng hàng loạt biện pháp trừng phạt. Bộ Ngoại giao Iran cho biết những động thái gây căng thẳng của Mỹ đã đóng sập cánh cửa ngoại giao với Tehran. Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei đã bác bỏ khả năng đàm phán trực tiếp với Mỹ. Chính việc Iran từ chối đàm phán với Mỹ đã khiến chính sách gây sức ép của Tổng thống Trump rơi vào "ngõ cụt".Trong khi đó, ông chủ Nhà Trắng cũng có những hành động mang tính "vừa đấm vừa xoa", khi một mặt sẵn sàng đề nghị đàm phán mà không cần điều kiện tiên quyết với Tehran, trong khi vẫn lớn tiếng đe dọa sẽ xóa sổ Iran. Thế khó của ông Trump là những thách thức trong việc xây dựng một liên minh toàn cầu để chống lại Iran. Các đồng minh châu Âu của Mỹ, ngoại trừ Anh, đã từ chối ủng hộ những nỗ lực chống Tehran của Washington.Trong trường hợp nổ ra xung đột với Iran, hỏa lực áp đảo của Mỹ có thể chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu, song Iran và các đồng minh khu vực sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lên toàn bộ khu vực trong một thời gian dài. Các tên lửa của phong trào Hezbollah đã sẵn sàng nhắm vào Israel, hay các nhóm dân quân thân Iran ở Iraq cũng sẽ không ngần ngại nhắm vào căn cứ quân sự của Mỹ ở quốc gia này. Những hậu quả kinh tế của cuộc chiến có thể tác động lớn tới kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung. Iran có khả năng đóng cửa hoàn toàn Eo biển Hormuz, tuyến hàng hải quan trọng vận chuyển dầu mỏ từ vùng Vịnh ra thế giới. Theo các chuyên gia, giá dầu lúc đó có thể vọt lên hơn 250 USD/thùng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gia hạn miễn trừ trừng phạt với 3 dự án hạt nhân dân sự tại Iran
17:50' - 01/08/2019
Mỹ thông báo tiếp tục gia hạn miễn trừ trừng phạt đối với 3 dự án hạt nhân dân sự tại Iran, mặc dù Washington đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Tác động hạn chế của căng thẳng Mỹ-Iran đối với thị trường dầu mỏ (Phần 1)
15:10' - 01/08/2019
Các diễn biến địa chính trị ở Trung Đông, khu vực chiếm hơn 50% tổng trữ lượng dầu thô đã được kiểm chứng của thế giới, lâu nay thường có tác động nhất định đến giá dầu trên các thị trường thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Iran khẳng định không muốn đối đầu với Anh liên quan các vụ bắt giữ tàu
08:20' - 23/07/2019
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 22/7 khẳng định Iran không muốn đối đầu với Anh liên quan các vụ bắt giữ tàu.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp, Đức kêu gọi Iran thả tàu của Anh
18:57' - 20/07/2019
Bộ Ngoại giao Pháp và Đức ra tuyên bố kêu gọi Iran lập tức thả tàu chở dầu "Stena Impero" của Thụy Điển treo cờ Anh, bị Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran bắt giữ tại Eo biển Hormuz một ngày trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.