Tái cơ cấu ngành công thương gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Bộ Công Thương cho biết, trước việc Chính phủ yêu cầu ngày 20/1/2021, các bộ, ngành sẽ phải hoàn thành xây dựng Kế hoạch triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, hiện tại Bộ Công Thương đang tích cực triển khai xây dựng Chương trình hành động của ngành để cụ thể hóa 9 mục tiêu mà Chính phủ giao trong năm 2021 thành các kịch bản tăng trưởng theo tháng, quý, giữa năm và năm cho các ngành, lĩnh vực trọng điểm.
Cụ thể, gồm công nghiệp, điện, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước và thương mại điện tử và thiết lập hơn 100 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với 29 đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương trong năm 2021 được giao đến từng đơn vị thuộc Bộ để tổ chức thực hiện, dự kiến sẽ ban hành Chương trình hành động trước ngày 20/01/2021.
Theo Bộ Công Thương, chương trình hành động của ngành công thương sẽ giao trách nhiệm cho Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thường xuyên theo dõi, chỉ đạo thực hiện.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ tăng cường làm việc với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, các thị trường đối tác xuất nhập khẩu hàng hóa và các đơn vị có liên quan để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm bảo đảm hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu được Chính phủ giao cho ngành công thương.
Ngoài ra, chương trình hành động cũng là căn cứ để xem xét đánh giá các chỉ tiêu về thi đua khen thưởng cho cá nhân, đơn vị của Bộ trong năm 2021.
Chính vì vậy, trong năm 2021, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo thuận lợi cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng ngành công thương nhanh và bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định các nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của ngành, đặc biệt là cân đối điện năng, cân đối cung cầu hàng hóa tiêu dùng trong nước và cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa.
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng tập trung nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của ngành trước các cú sốc từ bên ngoài để ổn định sản xuất, củng cố thị trường trong và ngoài nước để thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển ngành công thương trong trạng thái bình thường mới.
Đặc biệt, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công thương gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao; tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với công nghệ thông minh, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Ngoài ra, Bộ sẽ triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác và tận dụng hiệu quả ưu đãi từ các FTA; tập trung mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử.
Đáng lưu ý, Bộ Công Thương còn chú trọng phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh lưu thông và triển khai đồng bộ, linh hoạt các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa; kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam và tăng cường xúc tiến thương mại gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2021, sẽ hoàn hiện khung khổ pháp luật cho thương mại điện tử
19:39' - 10/01/2021
Năm 2021, Bộ Công Thương sẽ chú trọng phát triển hạ tầng thương mại điện tử, xây dựng, hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp luật cho thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Trong tháng 1, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam”
19:16' - 08/01/2021
Bộ Công Thương đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” để trình Chính phủ trong tháng 1 năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương xây dựng hệ thống chính sách với tầm nhìn dài hạn
16:28' - 07/01/2021
Phát biểu tại Hội nghị ngành công thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, ngành công thương tạo ra môi trường thuận lợi, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh của ngành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” – Lan tỏa tầm vóc và ý nghĩa Đại thắng mùa xuân 1975
22:53' - 27/04/2025
Chương trình cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” có quy mô hoành tráng với sự xuất hiện của hơn 1.200 nghệ sĩ tại 3 điểm cầu Bắc-Trung-Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương thu hút 500 doanh nghiệp
20:58' - 27/04/2025
Ngày hội kết nối giao thương năm 2025 đã tạo môi trường giúp các doanh nghiệp kết nối trực tiếp, chia sẻ ngành hàng kinh doanh, kết nối khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Số chuyến bay qua Tân Sơn Nhất dịp 30/4 -1/5 sẽ tăng 10%
20:57' - 27/04/2025
Dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các chuyến bay qua sân bay Tân Sơn Nhất tăng 10% so với ngày thường. Ngày cao điểm nhất có khoảng 126.000 lượt khách qua sân bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
20:27' - 27/04/2025
Mức độ c thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại Quảng Trị
19:45' - 27/04/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị gồm: Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và dự án Cảng hàng không Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48' - 27/04/2025
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54' - 27/04/2025
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50' - 27/04/2025
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35' - 27/04/2025
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.