Tái đàm phán NAFTA chính thức khép lại
Các bên đạt được tiến bộ đáng kể trong một số lĩnh vực thông qua việc hợp nhất các văn bản đề xuất, thu hẹp khoảng cách và nhất trí với các yếu tố của văn bản dự thảo NAFTA mới.
Phóng viên TTXVN tại Canada dẫn tuyên bố chung sau hội nghị cho biết ba nước đã đạt được thoả thuận cuối cùng về vấn đề Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong phiên bản NAFTA mới, đồng thời đạt được tiến bộ đáng kể trong một số lĩnh vực như viễn thông, chính sách cạnh tranh, thương mại kỹ thuật số, hải quan và thuận lợi hoá thương mại.Ngoài ra, các bên cũng đã trao đổi những quan điểm bước đầu về tiếp cận thị trường trong mua sắm chính phủ, vấn đề năng lượng và quyền của người bản địa.
Ngoại trưởng nước chủ nhà khẳng định việc các bên đạt được nhất trí về chương đầu tiên trong phiên bản NAFTA mới là một kết quả rất đáng khích lệ, nhất là xét trong bối cảnh giữa các bên có quá nhiều điểm khác biệt và chịu sức ép rất lớn về thời gian trong suốt tiến trình đàm phán.Bà Chrystia Freeland nhấn mạnh kết quả này sẽ giúp các doanh nghiệp ở cả ba nước nâng cao khả năng cạnh tranh và tận dụng các cơ hội do hiệp định NAFTA đem lại. Ngoài việc đạt được một chương cụ thể về SME, các nhà thương thuyết cũng đang nỗ lực hiện đại hóa các khía cạnh khác của thoả thuận NAFTA mới nhằm tạo thêm thuận lợi cho các SME.
Cũng tại buổi lễ công bố tuyên bố chung, Đại diện Thương mại Mỹ Robert E.Lighthizer và Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo Villarreal đánh giá cao nỗ lực vượt bậc của các đoàn đàm phán và những kết quả khích lệ mà các bên đã đạt được.Tất nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan, giữa các bên vẫn còn bất đồng khá lớn trong những vấn đề gây tranh cãi nhất như cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, quy tắc xuất xứ sản phẩm, tỷ lệ nội địa hoá đối với ô tô sản xuất và tiêu thụ ở Bắc Mỹ...
Theo kế hoạch, các bên sẽ tiến hành vòng đàm phán tiếp theo tại thủ đô Washington DC của Mỹ từ 11-15/10 với cam kết cùng hướng tới mục tiêu chung là tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế và cơ hội cho người dân của cả ba nước. Hai vòng đàm phán đầu tiên đã diễn ra tại Washington (Mỹ) và Mexico City (Mexico). Các cuộc tái đàm phán NAFTA được tiến hành theo đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump với lý do hiệp định 23 năm tuổi này cướp đi hàng triệu việc làm của người lao động Mỹ và trao cho Canada, Mexico nhiều lợi thế hơn trước Mỹ.Tổng thống D.Trump muốn có được thỏa thuận cuối cùng vào cuối năm nay theo cam kết đề ra khi tranh cử. Mexico cũng muốn nhanh chóng kết thúc đàm phán trước khi tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến vào giữa năm sau.
>>>Tái đàm phán NAFTA: Gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ - Canada
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tái đàm phán NAFTA: Gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ - Canada
07:55' - 28/09/2017
Quyết định chống bán phá giá của Mỹ với tập đoàn Bombardier của Canada đang phủ bóng lên vòng tái đàm phán lần 3 NAFTA.
-
Kinh tế Thế giới
Tái đàm phán NAFTA: Mỹ nêu đề xuất về tiêu chuẩn lao động
12:04' - 27/09/2017
Trong ngày làm việc thứ 4 của vòng tái đàm phán lần 3 về Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), phái đoàn Mỹ chính thức đưa ra đề xuất về tiêu chuẩn lao động.
-
Kinh tế Thế giới
Tái đàm phán NAFTA có thể kéo dài hơn dự kiến
10:44' - 26/09/2017
Ngày 25/9, Thủ tướng Canada Justin Trudeau dự báo những ngày tới sẽ rất khó khăn đối với các nhà đàm phán đang nỗ lực hiện đại hóa Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tái đàm phán NAFTA: Ngành sản xuất ôtô Mexico gặp khó
08:21' - 26/09/2017
Nếu Mỹ đạt được hàm lượng nội địa lên 50% đối với ôtô nhập khẩu trong quá trình tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, nhiều dòng xe sản xuất ở Mexico sẽ gặp khó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.