Tại sao châu Âu và châu Á từ bỏ khí đốt của Mỹ?
Khách hàng từ chối hơn một trăm giao dịch được lên kế hoạch cho mùa Hè, khiến xuất khẩu LNG của Mỹ giảm gần 63,6%.
Năm 2019, xuất khẩu ròng khí đốt tự nhiên của Mỹ đạt 54,7 tỷ m3, tăng 20,7 tỷ m3 so với năm 2018. Theo Cheniere Energy, nhà sản xuất LNG lớn nhất của Mỹ, doanh số bán LNG toàn cầu của doanh nghiệp này đạt 100 triệu tấn trong quý I/2020, tăng hơn 10 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2019. Mức tăng trưởng này được tạo ra chủ yếu nhờ người tiêu dùng Mỹ.
Mỹ có kế hoạch đầy tham vọng là xuất khẩu 67,2 tỷ m3 LNG trong năm 2020 và 79,5 tỷ m3 năm 2021. Kế hoạch này được Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ công bố vào tháng 1/2020. Tuy nhiên, kế hoạch rõ ràng là không khả thi.
Nguồn cung LNG của Mỹ đã gia tăng đáng kể, trong bối cảnh mùa Đông ấm áp hơn và đại dịch COVID-19 làm giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường khí đốt châu Âu và châu Á. Giá trung bình tại điểm trung chuyển TTF châu Âu trong bốn tháng đầu năm nay giảm một nửa so với cùng kỳ năm 2019, trong khi giá giao ngay tại Nhật Bản giảm 44%.
Ngay trong tháng 4/2020, hoạt động xuất khẩu LNG của Mỹ sang thị trường châu Âu đã trở nên không thực tế về mặt kinh doanh. Các công ty lớn của châu Âu và châu Á đã hủy hợp đồng giao tháng 6-7/2020.
Theo Bloomberg, hàng từ các nhà máy LNG của Mỹ trong tháng 4/2020 đã giảm gần 30%. Đến tháng 5/2020, xuất khẩu giảm hơn một phần ba, một phần do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Dự báo tháng 6/2020 của EIA rất bi quan. Khách hàng châu Âu và châu Á đã hủy mua 110 lô hàng LNG, bao gồm 70 lô bị hủy cho tháng 6-7/2020 và 40 lô cho tháng 8/2020. Nguồn cung khí đốt tới các cảng biển của Mỹ giảm hơn một nửa từ cuối tháng 3/2020, từ mức kỷ lục 277 triệu m3/ngày thời điểm trước đó.
Các nhà phân tích của EIA nhận xét: “Giá LNG giao ngay tại châu Âu và châu Á đã làm suy yếu khả năng kinh tế của hàng hóa xuất khẩu Mỹ, vốn cực kỳ nhạy cảm về giá cả”.
Theo ước tính của các chuyên gia này, trung bình khoảng 101 triệu m3 khí đốt mỗi ngày được chuyển từ Mỹ sang châu Âu và châu Á vào tháng Sáu, và 62 triệu m3 khí đốt/ngày trong tháng Bảy và tháng Tám.
Những cảnh báo của giới chuyên gia được xác nhận bằng việc khách hàng nước ngoài tiếp tục từ chối mua khí đốt ít nhất cho đến cuối mùa Hè và giá hợp đồng tương lai ở Mỹ cao hơn giá châu Âu cho đến tháng Chín.
Sáu nhà máy LNG của Mỹ, hoạt động hết công suất trong thời gian từ tháng 1-5/2020, nhưng nay đã giảm còn 65% công suất. Vào đầu tháng 7/2020, hoạt động của số nhà máy này còn 50% công suất hoặc thậm chí ít hơn, theo khảo sát của Platts Analytics.
Chuyên gia Nikos Tsafos, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ, cho rằng do lợi thế về giá thực tế đã biến mất, việc từ chối nguồn cung từ Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Theo ông Igor Yushkov, nhà phân tích hàng đầu của Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Mỹ, người mua hiện sẵn sàng trả giá LNG của Mỹ ở mức thậm chí không bao gồm chi phí hóa lỏng và vận chuyển. Nạn nhân chủ chốt đầu tiên và chịu thiệt hại nặng nề nhất của Mỹ là Sabine Pass.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, xuất khẩu LNG của Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt trung bình 218 triệu m3/ngày, nhưng con số này đã giảm 17% trong khoảng thời gian từ tháng 4-5/2020. EIA dự kiến nguồn cung sẽ bắt đầu tăng trong tháng 9/2020, do nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu đang dần hồi phục.
Tuy nhiên, các ngân hàng đầu tư lớn nhất không quá lạc quan như vậy. Như các nhà phân tích giải thích, nguồn cung nhiên liệu khổng lồ đã tích lũy đầy ắp trên thế giới.
Thương mại LNG quốc tế sụp đổ, trong khi các kênh phân phối dầu đá phiến quan trọng của Mỹ đóng cửa. Và kể từ khi giá dầu phục hồi lên mức 40 USD/thùng, các công ty dầu mỏ tiếp tục sản xuất và tung rất nhiều khí đốt giá rẻ ra thị trường dưới dạng sản phẩm phụ.
Theo phân tích của BofA Securities, do giá sụt giảm ở châu Âu, nơi được coi là một “bãi chứa” truyền thống đối với LNG của Mỹ, hiện thị trường này hiện không có nhu cầu đối với mặt hàng LNG. Bây giờ, thay vì bán ra nước ngoài, nhiên liệu của Mỹ được bơm vào các bể và kho chứa.
Theo ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, do xuất khẩu bị chững lại, dự trữ khí đốt của Mỹ sẽ tăng thêm 21,52 tỷ m3, cao hơn gần một phần ba so với một năm trước, và tăng 18% so với mức trung bình trong 5 năm qua. Đến tháng 10/2020, công suất các kho lưu trữ khí đốt của Mỹ có thể cạn kiệt, khiến hoạt động khai thác và sản xuất LNG có thể sẽ giảm kỷ lục./.
- Từ khóa :
- khí lng
- khí đốt tự nhiên
- mỹ
- thị trường năng lượng
- khí đốt mỹ
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
ADNOC ký thỏa thuận trị giá hơn 20 tỷ USD làm đường ống dẫn khí đốt
13:45' - 24/06/2020
Công ty Dầu mỏ Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) đã ký thỏa thuận trị giá 20,7 tỷ USD với một nhóm các nhà đầu tư và quỹ tài chính để đầu tư vào mạng lưới đường ống dẫn khí đốt của ADNOC.
-
Doanh nghiệp
Mỹ giúp Indonesia thiết kế cơ sở hạ tầng khí đốt
21:49' - 17/06/2020
Cơ quan Thương mại và Phát triển Mỹ (USTDA) đang giúp Indonesia thiết kế cơ sở hạ tầng khí đốt thông qua khoản tài trợ cho công ty năng lượng PT Nusatarma Properta Panbil.
-
Kinh tế Thế giới
Nga tháo dỡ tuyến đường ống cung cấp khí đốt cho Ukraine
11:10' - 17/06/2020
Do không có hợp đồng cung cấp khí đốt cho Ukraine, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã bắt đầu tháo dỡ đường ống trên lãnh thổ Nga gần biên giới với Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nhập khẩu 1,58 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên của Nga
20:05' - 04/06/2020
Giới chức Trung Quốc cho biết nước này đã nhập khẩu 1,58 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên trong 6 tháng qua của Nga thông qua đường ống dẫn khí đốt xuyên biên giới giữa hai nước.
-
Hàng hoá
Giá khí đốt châu Âu đứng trước nguy cơ giảm xuống vùng âm
16:57' - 25/05/2020
Số liệu của RBK cho thấy các kho trữ khí đốt ở châu Âu đã được lấp đầy 70% so với mức 56% một năm trước. Ngày 22/5, giá khí đốt tại thị trường TTF đã giảm xuống mức thấp lịch sử mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50'
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15'
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03'
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14'
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12'
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06' - 28/11/2024
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11' - 28/11/2024
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.