Tại sao đồng nhân dân tệ trượt giá?
Trong một dấu hiệu cho thấy căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington chưa thể hạ nhiệt, đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 11 năm là 7,1468 NDT đổi 1 USD vào ngày 26/8.
Diễn biến này có thể làm trầm trọng hơn nữa những tranh chấp giữa hai siêu cường kinh tế thế giới và dấy lên những lo ngại về triển vọng của một thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung.
So với mức cao kỷ lục ghi nhận hồi cuối tháng 2/2019, đồng NDT đã mất giá khoảng 6,5%. Còn tính riêng trong tháng Tám, đồng nội tệ Trung Quốc giảm gần 4% so với đồng USD. Trung Quốc đã cam kết sẽ tránh để đồng NDT trượt giá hơn nữa nhằm giữ giá xuất khẩu bình ổn giữa bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ tăng thuế hơn nữa.Nhưng các nhà quản lý ngoại hối đang cố gắng để tỷ giá hối đoái dịch chuyển theo xu hướng thị trường hơn.
Điều đó khiến các nhà đầu tư lo ngại về khả năng cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung sẽ đẩy đồng NDT xuống thấp hơn nữa.
* Tại sao đồng NDT lại tuột dốc mạnh như vậy? Trung Quốc hạn chế biên độ biến động hàng ngày của đồng NDT so với đồng USD bằng cách thiết lập tỷ giá trung tâm mỗi ngày và cho phép đồng nội tệ giao dịch trong phạm vi tăng hoặc giảm 2% so với đồng bạc xanh.Điều này nhằm mục đích cân bằng các xu hướng thị trường ngoại hối thực tế với nhu cầu phòng vệ trước những thay đổi bất ngờ có thể xảy ra trên thị trường vốn chưa thực sự trưởng thành của Trung Quốc.
Nhưng trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã liên tục thiết lập tỷ giá trung tâm ở mức yếu hơn. Đồng thời, Bắc Kinh cũng dường như ngừng sử dụng kho dự trữ ngoại hối để hỗ trợ đồng NDT khi cuộc chiến thương mại với Washington ngày càng trở nên “khốc liệt”. *Trung Quốc có lợi gì khi đồng NDT giảm giá? Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia tăng các mức thuế quan áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc kể từ đầu năm ngoái.Mục đích của ông là gây áp lực buộc Bắc Kinh thay đổi những gì mà Washington coi là hành vi thương mại không công bằng.
Việc Mỹ áp thuế quan đối với một lượng lớn hàng hóa Trung Quốc khiến chúng đắt hơn và do đó ít hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng ở Mỹ.Tuy nhiên, một đồng NDT yếu đồng nghĩa với việc những hàng hóa đó có thể được bán với giá thấp hơn, giúp hạn chế phần nào các tác động từ thuế quan.
Theo giới quan sát, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại đáng kể trước cả khi cuộc chiến thương mại với Mỹ nổ ra.Chắc chắn các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh rất muốn ngăn chặn những “cơn gió ngược” phát sinh từ một ngành chế tạo bị tê liệt vì thuế quan rồi lan sang toàn bộ nền kinh tế.
*Những rủi ro nào cho kinh tế Trung Quốc và thế giới? Từ lâu, những người không có thiện cảm với Trung Quốc tại Mỹ đã cáo buộc Bắc Kinh cố ý giữ đồng NDT dưới mức thị trường tự xác định để đạt được lợi thế xuất khẩu. Một đồng NDT thậm chí còn yếu hơn trước đây có thể sẽ “đổ thêm dầu vào lửa”. Tổng thống Trump hồi đầu tháng này đã giận dữ cáo buộc Bắc Kinh “vũ khí hóa” đồng NDT sau khi tỷ giá vượt qua ngưỡng 7 NDT/USD.Điều này cũng khiến chính quyền của ông gán cho Trung Quốc định danh "nước thao túng tiền tệ" và có thể cho phép Washington kích hoạt các biện pháp trả đũa “mạnh tay” hơn.
Trong một báo cáo gửi tới khách hàng, các nhà phân tích của ngân hàng UBS cho rằng Trung Quốc “có vẻ sẽ không chịu khuất phục trước áp lực kinh tế ngày càng gia tăng từ Mỹ. Song các chuyên gia cũng nhận định dù đồng NDT yếu hơn sẽ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc đối phó với các mức thuế quan tăng vọt của Mỹ, nó cũng sẽ tổn thương nền kinh tế châu Á bằng cách khiến các nhà phát triển và đầu tư bất động sản khác phải trả khoản nợ nước ngoài lên tới hàng tỷ USD. Nếu không được quản lý đúng cách, một đợt trượt giá tiếp theo của đồng NDT cũng có thể làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế Trung Quốc, dẫn tới một đợt thoái vốn ồ ạt khỏi các tài sản định giá bằng đồng tiền này. Đồng NDT trượt giá cũng làm tăng nguy cơ bất ổn kinh tế toàn cầu bằng cách gây áp lực lên các thị trường mới nổi khác, khiến họ phải hạ giá đồng tiền của chính mình để duy trì khả năng cạnh tranh với các nhà xuất khẩu Trung Quốc. *Tại sao Trung Quốc chấp nhận rủi ro này? Với mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ dường như trong “vòng xoáy” bất ổn không thể tránh khỏi, Bắc Kinh có thể đang tính toán rằng họ “không còn gì để mất” khi để đồng NDT “sụp đổ”. Đầu tháng này, một báo cáo của công ty tư vấn tài chính Capital Economics nhận định Trung Quốc dường như đã quyết định rằng với triển vọng ngày càng mờ nhạt của một thỏa thuận thương mại với Mỹ, việc thúc đẩy ngành xuất khẩu của Trung Quốc thông qua sự mất giá của đồng NDT là đáng giá dù nước này sẽ phải hứng chịu những cơn thịnh nộ từ ông Trump. Trung Quốc cũng sử dụng một lượng lớn trong kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của họ để hỗ trợ đồng NDT nhằm chống lại các cáo buộc của Mỹ rằng đồng tiền này yếu một cách “giả tạo”.Trong tình hình hiện tại, bằng cách kiềm chế bán ra ngoại tệ và để đồng NDT biến động phù hợp với áp lực đi xuống từ thị trường, Trung Quốc có thể bảo vệ kho dự trữ ngoại hối của mình.
*Khi nào sự tuột dốc của đồng NDT chấm dứt? Một khi giải pháp cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa xuất hiện, các nhà phân tích dự đoán đồng NDT sẽ tiếp tục yếu đi khi Trung Quốc tiếp tục tận dụng điều này cùng các biện pháp kích thích trong nước để vượt qua những “cơn lốc” thương mại. Ngân hàng UBS dự đoán đồng NDT có thể giảm xuống còn 7,2 NDT/USD vào cuối năm nay và xuống còn 7,3 NDT/USD vào cuối năm 2020.Trong khi đó, Capital Economics dự đoán đồng tiền này sẽ xuống mức 7,3 NDT/USD vào cuối năm 2019 và 7,5 NDT/USD vào năm tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đồng Nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua
09:55' - 26/08/2019
Ngày 26/8, đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua trong bối cảnh tranh cãi thương mại Mỹ-Trung gia tăng và nguy cơ suy thoái toàn cầu tác động lên các thị trường.
-
Ngân hàng
Đồng nhân dân tệ tăng mạnh
08:37' - 15/08/2019
Sáng nay giá USD ổn định, giá đồng Nhân dân tệ (NDT) tăng mạnh.
-
Ngân hàng
Đồng Nhân dân tệ tiếp tục hạ giá
11:14' - 12/08/2019
Sáng 12/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - ngân hàng trung ương) đã thiết lập tỷ giá tham chiếu đồng nội tệ ở mức 7,0211 Nhân Dân Tệ (NDT) đổi 1 USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.