Tại sao khủng hoảng năng lượng sẽ trầm trọng hơn đối với châu Âu trong năm 2023?
Tạp chí La Tribune nhận định, sau tháng 3/2023, khi mùa Đông kết thúc, khủng hoảng khí đốt vẫn sẽ tiếp diễn ở "lục địa Già" thậm chí ở mức độ nghiêm trọng hơn. Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ thiếu hụt gần 30 tỷ m3 khí đốt tự nhiên, tương đương hơn 6,5% tổng lượng tiêu thụ năm 2021.
Nhiệt độ càng giảm thì nỗi lo thiếu khí đốt hoặc điện trong những tuần tới tại EU càng tăng do nhu cầu sưởi ấm không thể kiểm soát. Mùa Đông 2022-2023 trôi qua hoàn toàn không đồng nghĩa với việc khủng hoảng năng lượng cũng kết thúc.Ngược lại, điều tồi tệ nhất thậm chí sẽ xảy ra nếu EU không nỗ lực gấp đôi để đảo ngược xu hướng. Vậy điều gì đang đe dọa sự sống còn của ngành công nghiệp châu Âu và làm tăng áp lực lên các hộ gia đình trong năm tới.
Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), EU sẽ "đối mặt với khả năng thiếu hụt gần 30 tỷ m3 khí đốt tự nhiên vào năm 2023", tức là hơn 6,5% tổng lượng tiêu thụ của khối này trong năm 2021 (412 tỷ m3).Sẽ có một "khoảng cách nghiêm trọng" giữa cung và cầu nếu lượng khí đốt nhập bằng đường ống từ Nga giảm xuống mức 0 vào năm 2023 và nhu cầu khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Trung Quốc tăng trở lại như trong năm 2021.
Theo kịch bản này, châu Âu sẽ không còn có thể dựa vào nguồn cung từ Nga để bổ sung kho dự trữ trước mùa Đông cuối năm 2023 như đã làm trong năm nay bất chấp xung đột ở Ukraine. Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Brussels ngày 12/12, Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol đã cảnh báo rằng "năm 2021, xuất khẩu khí đốt của Nga sang EU là 140 tỷ m3, năm 2022 giảm còn 60 tỷ m3 trong năm 2022 và có thể sẽ không còn mét khối nào trong năm 2023". Điều này sẽ để lại "một lỗ hổng lớn hơn" trong nguồn cung khí đốt toàn cầu và châu Âu.Sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng nếu có sẵn nguồn thay thế tương đương khí đốt của Nga. Các nước châu Âu đang rất nỗ lực nhập khẩu LNG bằng đường biển từ khắp nơi trên thế giới thay cho các đường ống dẫn khí đến từ Nga. EU kỳ vọng từ nay đến cuối năm 2023 sẽ mang về "khoảng 40 tỷ m3" để lấp đầy các kho cảng LNG mới xây dựng, giúp tái tạo LNG một khi chúng về đến các bờ biển.Nhưng khi hàng loạt quốc gia trên thế giới đang tranh giành quyền tiếp cận các nguồn cung, các nhà kho hiện đại này có thể sẽ không vận hành hết công suất. Theo IEA, nguồn cung thế giới sẽ chỉ có thể bổ sung khoảng 20 tỷ m3 LNG cho thị trường trong tới, bất chấp các dự án mới phát triển ở Mỹ hoặc Qatar.
Ngay từ tháng 5/2022, Rystad Energy, một công ty chuyên nghiên cứu về năng lượng có trụ sở tại Oslo (Na Uy), đã cảnh báo có một "cuộc khủng hoảng nghiêm trọng" về nguồn cung LNG đang rình rập và kéo dài ít nhất đến năm 2024, do sự mất cân bằng cấu trúc giữa cung và cầu trên thị trường toàn cầu.Trong một báo cáo mới công bố tuần trước, Bộ các lực lượng vũ trang Pháp cũng có chung nhận định, cho rằng nếu nguồn cung khí đốt Nga bị cắt đứt trong một thời gian dài, "châu Âu sẽ phải đi tìm nguồn thay thế cho 40% nhu cầu vào năm 2025". Wood Mackenzie, một nhóm nghiên cứu và tư vấn toàn cầu về tài nguyên thiên nhiên có trụ sở tại Edinburgh (Anh), nhận định châu Âu sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với châu Á để có được các tàu hàng LNG trong năm 2023.
Riêng Trung Quốc đã có thể tiêu thụ phần lớn khối lượng LNG xuất khẩu vốn đã không đủ cung cấp cho châu Âu. Hiện châu Âu được cho là đang tước mất khả năng tiếp cận LNG của các nước kém phát triển hơn, như Pakistan hay Bangladesh, để thay thế khí đốt của Nga. Một khi Trung Quốc dỡ bỏ chính sách phòng dịch "Zero COVID", nhu cầu của Trung Quốc chắc chắn sẽ có sự phục hồi ngoạn mục trong năm tới.Sở dĩ châu Âu lấp đầy gần 90% các kho dự trữ khí đốt trong năm nay phần lớn là do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc giảm thấp bất thường trong năm 2022. Hơn nữa, Trung Quốc cũng có vị thế tốt hơn với nhiều hợp đồng dài hạn, vì nhu cầu của nước này được đáp ứng 100% vào năm 2025, không như châu Âu buộc phải xoay xở với thị trường giao ngay và các hợp đồng ngắn hạn.Cuối cùng, một tham số nữa cũng có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng vào năm tới, đó là thời tiết. Theo IEA, EU đã khá may mắn trong năm nay khi thời tiết ôn hòa suốt mùa Thu đã khiến nhu cầu khí đốt của khối này giảm hơn 10 tỷ m3.Ngay cả quãng thời gian đầu Đông năm nay cũng ấm hơn so với trung bình mọi năm. Nhưng không có gì đảm bảo rằng nhiệt độ sẽ ôn hòa trong phần còn lại của mùa Đông hoặc cho cả năm 2023. Khả năng giảm cung và tăng cầu khiến khủng hoảng càng trở nên trầm trọng là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo IEA, nếu không có hành động đã được triển khai trong năm nay, mức thiếu hụt tiềm ẩn vào năm 2023 cũng sẽ lên tới 60 tỷ m3 thay vì khoảng 30 tỷ m3.Theo IEA, muốn tránh kịch bản khủng hoảng trầm trọng, ngoài những hành động cấp bách đã thực hiện trong năm nay, EU cần bơm thêm 100 tỷ euro cho công quỹ để đẩy nhanh các biện pháp tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là cải tạo hoặc thay thế hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED và khuyến khích phổ biến các hệ thống bơm nhiệt để sưởi ấm các tòa nhà.Nếu năng lượng tái tạo là "câu chuyện dài hơi hơn" thì điều các nước EU cần làm ngay là tạo ra một cuộc "cách mạng hóa hành vi của người tiêu dùng" để họ tiêu dùng thông minh hơn./.
- Từ khóa :
- khủng hoảng khí đốt
- châu âu
- năng lượng tái tạo
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với nhiều khó khăn do khủng hoảng năng lượng
05:30' - 03/12/2022
Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu không chỉ là yếu tố kiểm nghiệm sự đoàn kết chính trị và năng lực giải quyết khó khăn của EU mà còn tác động trực tiếp đến hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-EU.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu muốn duy trì cạnh tranh nhưng tránh "thương chiến" với Mỹ
12:49' - 02/12/2022
EU không nên "lao vào cuộc chiến thương mại" với Mỹ để phản ứng lại các biện pháp bảo hộ của Đạo luật Giảm lạm phát được Washington thông qua mới đây.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Biden: Trợ cấp công nghiệp của Mỹ không gây thiệt hại cho châu Âu
10:18' - 02/12/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 1/12 cho biết sự hỗ trợ của Mỹ đối với ngành công nghiệp thân thiện với môi trường không nhằm mục đích gây thiệt hại cho châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp: Mỹ trợ cấp các doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của châu Âu
08:20' - 02/12/2022
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thừa nhận rằng Đạo luật Chip và khoa học và Luật Giảm lạm phát “rất tốt cho nền kinh tế Mỹ” nhưng “không hoàn toàn mang tính hợp tác với các công ty của châu Âu.
-
Thị trường
Khủng hoảng năng lượng khiến những ngày lễ cuối năm của châu Âu bớt "lung linh"
09:19' - 01/12/2022
Từ Paris cho đến London, các nhà chức trách đều đã giới hạn giờ chiếu sáng cho dịp lễ, trong khi nhiều nơi đã chuyển sang sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng hoặc các nguồn năng lượng tái sinh.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,9%
14:42'
Với diễn biến tích cực trong quý II/2025, Ngân hàng UOB (Singapore) điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách tiền tệ trong sương mù
06:30'
Các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng chính sách lãi suất do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump khiến viễn cảnh thuế quan luôn mịt mờ.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ và EU chạy nước rút trước thời hạn áp thuế ngày 9/7
05:30'
Khi lệnh tạm hoãn áp thuế đối ứng của Mỹ sắp kết thúc, các nhà đàm phán Mỹ và EU vẫn đang tranh luận về thỏa thuận thương mại sơ bộ, nhằm trì hoãn giải quyết những tranh chấp thương mại song phương.
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30' - 07/07/2025
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30' - 07/07/2025
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.