Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Hoàn thiện thể chế và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính
Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, xin ông có thể chia sẻ cảm nhận của mình khi đảm nhận cương vị mới là Bộ trưởng Bộ Tài chính?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: 5 năm trước, tôi vinh dự được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao phó đảm nhận nhiệm vụ của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Sau một nhiệm kỳ hoàn thành tốt nhiệm vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước, giờ đây tôi tiếp tục vinh dự được đảm trách Bộ trưởng Bộ Tài chính - một bộ quản lý nhà nước đa ngành và có vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước lĩnh vực tài chính của quốc gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, luôn nhận được sự quan tâm sát sao của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Tôi nhận thấy đây là vinh dự lớn, nhiệm vụ quan trọng nhưng đòi hỏi trách nhiệm cao và nặng nề. Vì vậy, tôi phải hết sức cố gắng để hoàn thành trọng trách được giao. Là một cán bộ được đào tạo chuyên ngành tài chính chính quy, trưởng thành từ cơ sở, kinh qua nhiều lĩnh vực công tác, tôi đã trực tiếp lãnh đạo quản lý điều hành ngân sách nhà nước, quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý Nhà nước và xây dựng Đảng.
Đặc biệt, 5 năm qua, với nhiệm vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước, lãnh đạo trực tiếp thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công giúp cho tôi có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm về kinh tế - tài chính vĩ mô. Đó là điểm thuận lợi lớn cho tôi khi đảm nhận trọng trách mới.
Tuy vậy, bản thân tôi luôn xác định phải không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện ở vị trí công tác mới, cùng với tập thể Lãnh đạo Bộ và toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành tài chính đoàn kết, đồng lòng, chung sức thực hiện nhất quán có hiệu quả sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, các cấp chính quyền, địa phương, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nỗ lực đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Phóng viên: Bộ Tài chính là bộ quản lý nhà nước đa ngành, có vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính - ngân sách của quốc gia. Đặc biệt, năm 2021 là năm đầu của nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, năm đầu thực hiện các mục tiêu của giai đoạn 2021-2025, thực hiện Chiến lược Tài chính 5 năm và 10 năm tới. Thưa Bộ trưởng, đâu là những khó khăn, thách thức mà ngành tài chính phải đối mặt trong thời điểm này?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hiện nay có thể nói là thời điểm hết sức quan trọng, năm đầu thực hiện các mục tiêu, chiến lược, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đặt ra trong nhiệm kỳ mới. Đây vừa là khó khăn, thách thức nhưng cũng là cơ hội đối với ngành tài chính.
Đại dịch COVID-19 còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thế giới cũng như trong nước, trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế, thương mại quốc tế ngày càng gay gắt hơn. Ở trong nước, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường quan hệ thương mại của doanh nghiệp Việt Nam, trong khi năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn hạn chế. Dư địa của nguồn lực tài chính và chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng còn gặp khó khăn…
Trên thực tế, việc quản lý thu, sử dụng ngân sách và tài sản công có lúc, có nơi chưa hiệu quả; đầu tư công vẫn còn lãng phí... Những yếu tố đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước trước mắt cũng như lâu dài.
Tuy nhiên, trong khó khăn, thách thức, cũng mở ra nhiều cơ hội mới đối với ngành tài chính trong thực hiện nhiệm vụ. Đây là năm đầu của thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm và 10 năm tới. Ngành tài chính trên cơ sở phát huy những thành quả đạt được trong thời gian qua, sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ đưa ra những chính sách, cơ chế phù hợp cho thời gian tới. Đặc biệt, phải tập trung xây dựng và phát triển nguồn lực tài chính quốc gia vững mạnh, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp phát triển, đổi mới của đất nước.
Trải qua hơn 75 năm hình thành và phát triển, ngành tài chính Việt Nam luôn vững bước qua các giai đoạn lịch sử của đất nước và đã có những bước đột phá mạnh mẽ để tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia. Thách thức đầu tiên là việc đảm bảo chính sách tài khóa, cân đối thu chi, giảm nợ công, giảm bội chi ngân sách. Cùng đó, quản lý điều hành ngân sách và nguồn lực quốc gia hiệu quả nhất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước; thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nền quốc phòng, an ninh vững chắc. Với đội ngũ cán bộ công chức toàn ngành trách nhiệm và chuyên nghiệp, tôi tin tưởng rằng, ngành tài chính và cá nhân tôi trong thời gian tới sẽ phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Phóng viên: Trên cương vị mới, đâu sẽ là mục tiêu ưu tiên trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của ông, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nhiệm kỳ này là thời điểm rất quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045. Do đó, trong xây dựng và quản lý điều hành kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước phải tích cực, nhưng thận trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ổn định kinh tế vĩ mô. Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, an ninh, quốc phòng, chủ động trong hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế đất nước; đồng thời, bảo đảm an toàn, an ninh nền tài chính quốc gia.
Cùng với đó, phải tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả, hiệu lực nhằm tăng nguồn thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu tiềm năng, nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, đảm bảo chi ngân sách nhà nước tiết kiệm hiệu quả. Mặt khác, cải thiện tích cực chính sách tài khóa, sức chống chịu của nền tài chính quốc gia trong quản lý, điều hành nền kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển, hội nhập khu vực và thế giới trong tình hình mới.
Một nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới đó là phải tiếp tục giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước; công khai, minh bạch, đẩy mạnh trách nhiệm giải trình và tiếp tục thúc đẩy việc hoàn thiện chính sách, tháo gỡ nút thắt nền kinh tế, tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính – ngân sách nhà nước. Cùng đó, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế, giảm bội chi ngân sách, giảm nợ công. Đó có thể coi là đường hướng cho thời gian tới để thực hiện chính sách tài khóa.
Muốn vậy, tôi cho rằng phải tiếp tục hoàn thiện thể chế tài chính; tăng cường hiệu quả công tác phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính-ngân sách nhà nước với quá trình phát triển, tái cơ cấu nền kinh tế; quản lý chặt chẽ, hiệu quả bội chi, nợ công phù hợp. Ngoài ra, đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công; đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục cơ cấu lại thị trường tài chính, bảo hiểm, dịch vụ kế toán kiểm toán…
Bộ Tài chính là cơ quan đa ngành, đa nghề với rất nhiều lĩnh vực liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Do đó, các chính sách tài chính bên cạnh việc phải đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, điều cốt yếu đó là phải vì sự phát triển của đất nước, vì dân và vì sự phát triển của doanh nghiệp, coi doanh nghiệp làm trung tâm.
Đặc biệt, Bộ sẽ tập trung, chú trọng khơi dậy và huy động các nguồn lực tài chính từ xã hội, thông qua thúc đẩy phát triển các thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, bảo hiểm… theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, xây dựng nguồn lực tài chính quốc gia ngày càng phát triển lành mạnh, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế, thúc đẩy hội nhập hiệu quả, nâng cao vị thế của nền kinh tế nước ta trên trường quốc tế.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
12:13' - 08/04/2021
Sáng 8/4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV phê chuẩn, bổ nhiệm đồng chí Hồ Đức Phớc giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của Petrolimex giảm mạnh nhưng năng lực tài chính vẫn ở ngưỡng tốt
17:23' - 31/03/2021
Mặc dù lợi nhuận sau thuế năm 2020 của Petrolimex giảm mạnh so với năm 2019 nhưng năng lực tài chính của doanh nghiệp vẫn ở ngưỡng tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính lý giải về việc tăng giá sách giáo khoa
19:54' - 30/03/2021
Vì sao giá sách giáo khoa năm học 2021-2022 tăng cao, cũng như việc giá xăng dầu tăng thời gian qua sẽ có tác động như thế nào tới thị trường, đã được Bộ Tài chính thông tin vào chiều ngày 30/3.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính thành lập Tổ nghiên cứu cơ chế quản lý về tài sản ảo, tiền ảo
18:38' - 30/03/2021
Ngày 30/3, Bộ Tài chính cho biết bộ đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo để thiết kế chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của bộ có liên quan đến lĩnh vực này.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
IMF: Kinh tế Czech và Slovakia sẽ tăng trưởng thấp hơn dự kiến
07:30' - 10/04/2021
Theo trang tin patria.cz, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ thấp hơn triển vọng của nền kinh tế CH Czech trong năm 2021 với dự kiến tăng trưởng 4,2%, thấp hơn mức dự kiến tăng 5,1% đưa ra năm ngoái.
-
Ý kiến
OECD cảnh báo thực trạng định giá carbon thấp trên toàn thế giới
07:10' - 10/04/2021
Không có nền kinh tế lớn nào trên thế giới có chính sách định giá carbon phù hợp với mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm giới hạn nhiệt độ trên toàn cầu tăng ở mức 1,5 độ C.
-
Ý kiến
IMF: Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh nhất ASEAN năm 2022
12:33' - 09/04/2021
Theo dự báo của IMF, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ lên tới 7,2% và là mức tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN.
-
Ý kiến
IMF: Campuchia sẽ vào nhóm các nước tăng trưởng nhanh nhất ASEAN vào năm tới
11:37' - 09/04/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Campuchia sẽ tăng từ 4,2% năm 2021 lên 6,0% năm 2022, đưa Campuchia vào nhóm các nước tăng trưởng nhanh nhất ASEAN vào năm tới.
-
Ý kiến
Báo Nam Phi: Việt Nam đặt hy vọng vào thế hệ lãnh đạo mới
08:40' - 09/04/2021
Báo Pretoria News đã đăng bài của bà Val Boje – Chủ tịch Câu lạc bộ Báo chí quốc gia Nam Phi – về những hy vọng mà người dân Việt Nam dành cho đội ngũ lãnh đạo mới của đất nước.
-
Ý kiến
WHO: Có mối liên hệ giữa vaccine AstraZeneca với tình trạng đông máu
14:17' - 08/04/2021
WHO cho rằng có mối liên hệ giữa việc tiêm vaccine AstraZeneca với tình trạng đông máu (huyết khối), dù rất hiện tượng này là rất hy hữu.
-
Ý kiến
Báo Nam Phi: Việt Nam với cơ hội, sự ngưỡng mộ và đánh giá cao
07:30' - 08/04/2021
Việt Nam có cơ cấu lãnh đạo tập thể gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội với vai trò quan trọng của Bộ Chính trị hiện gồm 18 thành viên.
-
Ý kiến
NIID: Khả năng lây nhiễm của biến thể mới SARS-CoV-2 cao gấp 1,32 lần
07:15' - 08/04/2021
Theo Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản (NIID), khả năng lây lan của SARS-CoV-2 chủng biến thể cao gấp 1,32 lần so với chủng thông thường, đặc biệt là tại các tỉnh Osaka, Hyogo, Miyagi.
-
Ý kiến
WRC: 40.000 công nhân may mặc bị nợ tiền trợ cấp thôi việc
15:50' - 07/04/2021
Theo Hiệp hội Quyền lợi người lao động (WRC), 31 nhà máy dệt may cung cấp cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới đã nợ 40.000 công nhân khoảng 40 triệu USD tiền trợ cấp thôi việc.